Phaùt taâm boà ñeà
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

tinhkhongphapsu.vn

ĐẠI TỐNG TĂNG SỬ LƯỢC - PHẦN NĂM - DỊCH KINH

ĐẠI TỐNG TĂNG SỬ LƯỢC

Giảng giải: Ngài Tam Tạng

Pháp Sư Tán Ninh
 

PHẦN NĂM

DỊCH KINH
 

Ngày xưa ông Lưu Hướng xem sách ở Thiên Lục thấy có Kinh Phật, biết lúc đó chưa có người dịch truyền, ắt còn trong cặp chữ Phạn. Nếu như ông Lưu Hướng hiến một chữ phạn mà nói hàng tiên có hơn bảy mươi người thấy Kinh Phật.

Lại cho Ngài Bồ tát Văn Thù cũng gọi là hàng tiên ư?

Bởi vì ông Lưu Hướng học rộng toàn tài, sự học cao sâu thì tự có thể biết được. Xem cặp chữ Phạn kia lại dịch tiếng Hoa, tìm nhận ra có hơn bảy mươi người thấy Kinh Phật.

Nếu luận về phiên dịch thì Ngài Ma Đằng là người đầu tiên dịch ra Kinh Tứ Thập Nhị Chương, và Ngài Pháp Lan đồng dịch các Kinh Thập Địa Phật. Bổn Sanh Pháp. Hải Tạng Phật Bổn Hạnh v.v… là đầu tiên hết. Kế đến thì các Ngài An Thanh, Chi Sấm. Chi Kiêm tiếp nhau dịch thuật. Cuối đời nhà Hán đầu đời nhà Ngụy, truyền dịch dần dần được hưng thạnh, hoặc dịch.

Phật thành chúng Hựu, hoặc dịch Bích chi Phật thành Cổ Phật. Ngài Chi Sấm dịch quyển Kinh Thủ Lăng Nghiêm có chép rằng. Phật ở trên đỉnh núi Linh Thứu thành Vương Xá, còn, không khác nhau, dung nhà đều khác, đây chính là cách uyển chuyển của người dịch Kinh vậy.

***