Phaùt taâm boà ñeà
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

tinhkhongphapsu.vn

DI LẶC KINH DU Ý - PHẦN MƯỜI - PHÂN BIỆT ĐẠI TIỂU THỪA

DI LẶC KINH DU Ý

Giảng giải: Đại Sư Cát Tạng, Đời Tùy

PHẦN MƯỜI

PHÂN BIỆT ĐẠI TIỂU THỪA
 

Các cựu Sư cho rằng, Đức Thích Ca một đời thị hiện giáo hóa chúng sinh, không ngoài hai đường là thế gian giáo và xuất thế gian giáo.

1. Thế gian giáo: Gồm có ba là: Tam quy, Ngũ giới và Thập thiện.

2. Xuất thế gian giáo cũng có ba là:

Đốn giáo: Thuyết cho hàng lợi căn có đại hạnh, như các Kinh đại thừa, Hoa Nghiêm…

Thiên phương bất định giáo: Thuyết cho hàng trung căn, như các Kinh Phu Nhân và Kim Quang Minh…

Giai tiệm thứ đệ giáo: Thuyết cho hàng hạ căn, tức là các Kinh nói về năm thời, bốn thời…

luận đến Kinh này, đối với hai loại xuất thế giáo trung đạo và ba giáo, các Sư giải thích dường như đồng nhau. Có Sư cho rằng Kinh này thuận thiên phương giáo, nói các việc về nhân quả vị lai, nhân quả thành Phật ở Tịnh Độ, những vi diệu của hai quả y và chánh, như văn Kinh đã nói.

Có Sư cho rằng Kinh này thuộc thứ đệ giáo, là thời giáo đầu tiên trong năm thời giáo, Luận về Đức Thích Ca và một đời thành Phật của Ngài, cũng thuộc giáo tiểu thừa, như Kinh Thọ Ký Sự Danh Bản Mạt đã nói, vả lại Kinh này xuất từ Kinh A Hàm, A Hàm thuộc về Tam Tạng giáo lý của Kinh này do đó cũng thuộc về tiểu thừa giáo. Nhưng nếu chỉ Luận riêng về Kinh Đại Di Lặc thì chưa hẳn đã thuộc A Hàm.

Lại có Sư cho rằng Kinh này thuộc đại thừa, rồi giải thích Kinh Trung A Hàm là đại thừa, vì trong Kinh Văn có nói đến thường, lạc, ngã, tịnh. Nay cho rằng chẳng phải như thế ông đã nói Kinh A Hàm là đại thừa, nhưng đó chẳng phải chánh tông mà chỉ là phụ nói mà thôi.

Vì thế, nay cho rằng Kinh Thượng Sinh là chính là thuộc về giáo đại thừa, vì trong văn Kinh phần nhiều nói đến tâm đại bi, vô thượng đạo và các hạnh Bồ Tát như sáu độ, bốn đẳng… đó cũng là Luận về trung giả, tức nhân quả đại thừa vậy, trong phần thứ ba giả Luận về tông cho rằng Kinh Hạ Sinh lấy tiểu thừa làm Tông, cho nên văn chỉ nói đến việc chứng đắc Tứ quả mà thôi.

Hỏi: Nếu như thế vì sao trong văn lại nói chứng bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh?

Đáp: Xét những lời thường lạc này thì trong vô vi diệt độ của tiểu thừa giáo cũng có luận đến nghĩa thường lạc… và trong đại thừa diệu hữu cũng có luận đến thường lạc… vì giả thuộc đại thừa, cho nên có thể ví như giáo bát nhã, như đã có thí dụ nêu trên, hoặc đối với việc liễu ngộ vô thường mà nói các việc thường… đâu phải chỉ có phá tam tu Tỳ kheo mà nói thường, lạc, ngã, tịnh.

***