Phaùt taâm boà ñeà
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

tinhkhongphapsu.vn

PHẨM BÁO ÂN CÚNG DƯỜNG THẬP NHỊ ĐẠI OAI ĐỨC THIÊN

PHẨM BÁO ÂN CÚNG DƯỜNG

THẬP NHỊ ĐẠI OAI ĐỨC THIÊN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường
 

Bấy giờ Bồ Tát Phổ Hiền quan sát người, Trời xót thương tất cả không ngưng nghỉ, tự nói rằng: Tất cả chúng sinh bốn đại luôn thay đổi không ngừng, có mọi thứ bệnh, hoặc quỷ ma đến gây ra mọi thứ bệnh mê đảo thế gian giảm bớt thọ mệnh.

Làm sao đối trị được mọi thứ gây tổn hại bên trong bên ngoài như vậy?

Vì chúng sinh chẳng tri ân cho nên có sự trái ngược như vậy.

Dùng cái gì làm ân?

Ấy là các Trời: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Nhật, Nguyệt có ân dưỡng dục bên trong bên ngoài.

Làm sao báo đáp được các ân như vậy?

Ấy là bốn đại chủng có phần tinh túy là Trời với nhóm Nhật Nguyệt cúng dường Trời ấy có mọi điều lợi. Khí giới giới vật chất sinh giới giới hữu tình thảy đều tăng sức mạnh.

Ai làm điều ấy?

Số lượng bao nhiêu?

Ấy là Trời đó có mười hai là: Địa Thiên, Thủy Thiên, Hỏa Thiên, Phong Thiên, Y Xá Na Thiên, Đế Thích Thiên, Điễm Ma Thiên, Phạm Thiên, Tỳ Sa Môn Thiên, La Sát Thiên, Nhật Thiên, Nguyệt Thiên.

Địa Thiên vui thời có hai lợi ích:

Một là thân người bền chắc, sắc đẹp sức lực tăng trưởng.

Hai là khí giới, địa chủng tăng trưởng mùi vị, sức lực.

Trời này giận thời có hai diều hao giảm:

Một là thân người loạn hoại, sắc đẹp sức lực bị giảm bớt.

Hai là mùi vị, sức lực của khí giới giới vật chất và đất đều trái ngược gốc.

Thủy Thiên vui thời có hai lợi ích:

Một là thân người chẳng bị khát.

Hai là mưa thấm ướt theo thời.

Trời này giận thời cũng có hai điều hao giảm:

Một là thân người bị khô khát.

Hai là khí giới bị hạn hán, Thần hạn hán bạt, vạn vật khô hết. Hoặc tuôn mưa lớn, Thế Giới ngập nước tuôn chảy làm tổn hoại cây cỏ chẳng kịp cung cấp cho chúng sinh.

Hỏa Thiên vui thời có hai lợi ích:

Một là nhiệt khí sức nóng của thân người tùy thời thêm bớt.

Hai là thời tiết chẳng nghịch.

Trời này giận thời cũng có hai điều hao giảm:

Một là sức nóng của thân người thêm bới chẳng đúng thời.

Hai là tự nhiên phát lửa thiêu đốt các vật.

Phong Thiên vui thời có hai lợi ích:

Một là thân người nhẹ nhàng an ổn, cử động tùy theo tâm ý.

Hai là khí giới không có nghiêng động mà tùy thế gian có gió lạnh ôn hòa chẳng gây hao giảm cho loài tình hữu tình, phi tình, vô tình.

Trời này giận thời cũng có hai điều hao giảm:

Một là thân người với âm thanh chẳng được tùy ý.

Hai là gió lớn thổi tràn tàn phá thế gian. Hoặc chẳng nổi gió khiến cho cây cỏ chẳng thuận theo thời.

Nếu có bốn Đại Tinh như vậy. Trời giận dữ gây nạn thì Nhà Vua và người dân vào ở trong Tháp Ngũ Luân của Như Lai, thọ trì các giới, quy y Tam Bảo, nhiếp tâm mà trụ nên tác quán này.

Đất y theo nước sinh, vì tính của nước trống rỗng cho nên đất cũng vô thường.

Nước y theo gió sinh, vì tính của gió trống rỗng cho nên nước cũng vô thường.

Lửa y theo nước, gió sinh. Vì tính của nước, gió trống rỗng cho nên lửa cũng vô thường.

Gió y theo hư không, vì hư không không có thể cho nên gió cũng vô thường.

Vì gió trống rỗng nên lửa trống rỗng.

Vì lửa trống rỗng nên nước trống rỗng.

Vì nước trống rỗng nên đất trống rỗng.

Vì đất trống rỗng nên loài hữu tình, phi tình sinh ra trên đất thảy đều vô thường.

Tác Quán này thời Chư Thiên hết giận dữ, không có chỗ y trụ.

Khi ấy Hành Giả lại tác quán này.

Hư không tuy không có, mới có hư không, vì thế nên được tên gọi là hư không. Tên gọi ắt có thể. Bời vì hư không có cho nên gió cũng có. Vì gió có cho nên nhóm nước, đất thảy đều có thể.

Tác Quán này thời Chư Thiên vui vẻ, uy quang tăng gấp bội, an ổn mà trụ Y Xá Na Thiên vui thời Chư Thiên cũng vui, ma chúng chẳng loạn. Xưa gọi là Ma Hê Thủ La Mahe’svara.

Đức Phật nói: Nếu cúng dường Ma Hê Thủ La Đường gọi là: Đại Tự Tại tức đã cúng dường tất cả Chư Thiên.

Trời này giận thời chúng Ma đều hiện, quốc thổ hoang loạn.

Thiên Đế Thích là chủ của cõi Địa Cư, ghi nhận mọi điều thiện ác do chúng sinh gây tạo ra. Trời này vui thời Quốc Thổ an ổn, người dân chẳng loạn.

Trời này giận thời xảy ra đao binh chiến tranh, các Vua Cõi Địa Cư thảy đều chẳng yên.

Diễm Ma Thiên vui thời người không bị chết đột ngột, dịch khí chẳng phát.

Trời này giận thời người bị chết không đúng thời, dịch khí tràn đầy.

Phạm Thiên là chủ của cõi Thượng Thiên, là cha của chúng sinh.

Trời này vui thời khí thế gian an ổn không có loạn động, tại vì sao?

Vì Vào thời kiếp sơ, trời này thành lập khí thế gian vậy.

Chúng sinh không loạn dùng chính trị thế trị đời bàng chánh pháp, sao lại thế?

Vì Vua cha vui vẻ vậy.

Trời này giận thời thế gian chẳng yên, có mọi thứ bệnh cho đến cây cỏ thảy đều héo úa rơi rụng, chúng sinh mê hoặc tên gọi như người say.

Tỳ Sa Môn vui thời chúng Dược Xoa vui, chẳng hại người dân chẳng hành độc thũng. Khi giận thời đều loạn.

La Sát Thiên vui thời các Đạm Hoàn Quỷ Túy cũng vui, chẳng phun khí độc, chẳng gây tạo hạnh ác. Trời này giận thời thảy đều hiện loạn.

Nhật Thiên vui thời ánh sáng chẳng làm tổn hại vật, người giận chẳng ngu độn, hữu tình, Phi Tình thảy đều khoái lạc.

Trời này giận thời mất độ không có ánh sáng, tuy có mắt nhưng chẳng thể thấy vật, lạnh khổ thông nhau lấn bức.

Nguyệt Thiên vui thời ánh sáng lạnh tăng thêm khiến cho vật, ngườikhông có bệnh nóng sốt. Khi giận thời buông bỏ hết.

Nhật Nguyện trợ nhau chiếu soi có lợi ích lớn, thời tiết hòa dung, chúng sinh làm việc mỗi mỗi tùy vui. Vào thời kiếp sơ, con người có sắc đẹp như Chư Thiên, dần dần tham đắm mùi vị nên giảm bớt ánh sáng của thân, dời bỏ tâm lành mà tạo nghiệp ác, thế gian chẳng thuận mà có lạnh nóng. Chính vì thế cho nên Nhật Nguyệt Thiên dời này hóa thành giấc mộng vậy.

Chư Thiên như vậy, lúc nào thì vui vẻ?

Lúc nào thì giận dữ?

Ấy là Quốc Vương với các người dân dùng phi trị thế trị đời không đúng chánh pháp tạo nghiệp chẳng lành, thường hành giết hại, trộm cắp mà buông bỏ chánh pháp. Khi ấy Chư Thiên đều sinh buồn lo. Buồn lo tức quá liền sinh giận dữ.

Nếu thiên tai muốn khởi. Trước tiên có điềm quái lạ là không có mây mà tuôn mưa, các tinh tú tùy loạn không mây mà tuôn mưa là nước mắt của Chư Thiên ấy buồn khóc vậy. Nếu ngừng nghiệp ác, dùng chính trị thế thì Chư Thiên vui vẻ thẩy đều đến hộ giúp, hương thơm xông ướp kháp, tăng thiện giảm ác.

Nếu có người biết rõ nhóm Đại Thánh Uy Đức Thiên này dùng tài thí đem tiền của cúng thí trang nghiêm sinh thân ấy. Sau đó dùng pháp thí hiển pháp thân ấy kèm hành từ bi chẳng giết sinh mệnh. Đem cúng dường này làm báo ân vậy.

Đời có số lượng Chư Thiên Quỷ Thần rất nhiều, tại sao chỉ cúng dường mười hai Trời khiến an lập quốc thổ, vạn tinh tú an vui?

Vì 12 Trời tổng nhiếp tất cả Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Tinh Tú, Minh Quan thế nên cúng dường hiểu rõ mười hai Trời tức được tất cả hàng Trời Rồng ủng hộ.

Bởi thế nên Địa Thiên với các vị Thần trên mặt đất, các quỷ thần ở đống cát, dưới gốc cây đều đến vào Đàn Trường cùng lúc nhận cúng dường.

Thủy Thiên và các vị Thần ở các sông, giòng chảy, sông nhỏ, sông lớn, biển lớn với các chúng Rồng đều đến vào Đàn Trường cùng lúc nhận cúng dường.

Hỏa Thiên và các Hỏa Thần cùng với các Chúng Trì Minh Thần Tiên đều đến vào Đàn Trường cùng lúc nhận cúng dường.

Phong Thiên và các Phong Thần, hàng Vô Hình Lưu Hành Thần đều đến vào Đàn Trường cùng lúc nhận cúng dường.

Y Xá Na Thiên và các Ma Chúng đều đến vào Đàn Trường cùng lúc nhận cúng dường.

Đế Thích Thiên với nhóm Tô Mê Lô Sumeru: Núi Tu Di, tất cả các núi là nơi nhiếp hàng Trời, Quỷ… đều đến vào Đạo Trường cùng lúc nhận cúng dường.

Diễm Ma Thiên với các hàng Ngũ Đạo Minh Quan, Thái Sơn Phủ Quân, Ty Mệnh, Hành Dịch Thần, các loài quỷ đói… đều đến vào Đàn Trường cùng lúc nhận cúng dường.

Phạm Thiên với tất cả Chư Thiên thuộc Trời Tĩnh Lự ở Sắc Giới đều đến vào Đạo Trường cùng lúc nhận cúng dường.

Tỳ Sa Môn Thiên với các hàng Dược Xoa, Thôn Thực Quỷ Thần… đều đến vào Đàn Trường cùng lúc nhận cúng dường.

La Sát Thiên Tử, La Sát, cúng Thực Huyết Quỷ… đều đến vào Đạo Trường cùng lúc nhận cúng dường.

Nhật Thiên với các Tinh Chúng, bảy Diệu, các Chấp, Hàng Du Không, tất cả Quang Thần… đều đến vào Đàn Trường cùng lúc nhận cúng dường.

Nguyệt Thiên với các hàng Trụ Không, hai mươi tám Tú, mười hai Cung Thần, tất cả Tú Chúng… đều đến vào Đàn Trường cùng lúc nhận cúng dường.

Nên Quán như vậy.

Thiên Chủ như vậy, thân đối trước Đức Phật thề sẽ phụ giúp thất cả hữu tình, hộ trì quốc giới, thủ hộ chánh pháp. Như khi triệu thỉnh thời chẳng vược bản thệ quyết định có ảnh hưởng. Trong khoảng thời gian chưa phát khiển thì trụ ở Đàn Trường chẳng xa lìa Hành Giả. Chính vì thế cho nên cúng dường sau dó nên cúng tạ. Các việc thông suốt rồi cầu xin vui vẻ.

Lúc Triệu Thỉnh thời dùng các Biệt Ấn Minh, hoặc dùng Tổng Thỉnh Ấn Minh cũng được vậy.

Tại sao chỉ có chút ít vật cúng thí lại có thể khiến cho Thiên Chúng với các quỷ thần đều được thọ dụng?

Ấy là do ba loại nghĩa về chỉ có chút ít vật cúng mà tất cả đều được thọ dụng.

Một là do ba Mật gia trì, tức là vận tâm Pháp Giới Thật Tướng Diệu Cúng.

Hai là do đại từ bi.

Ba là do các Thiên Chủ có nhiều phước lực như loài Rồng có chút ít nước, do phúc lực của mình nên rưới khắp các Quốc Thổ.

Chú nơi Chư Thiên, bởi vì phúc của người ở khắp bốn thiên hạ đều chẳng bằng Phúc Tài của một người ở cõi Tứ Thiên Vương. Tùy theo chí của Trì Chủ thêm bớt mà phước của Chư Thiên có nhiều cho nên được cúng chút ít cũng tràn khắp tất cả. Vì phước của Trời nhiều nên giao phó điều ấy thành rộng.

Lại giả sử tuy hình sắc, mùi vị có thấp kém… do ba nghĩa trước đều thành Đề Hồ vi diệu thanh tịnh. Như Kỳ Bà thương tất cả tức vạn vật thành thuốc. Ni Kiện chú vào chất độc thì chất độc trở ngược thành thuốc.

Thế gian còn được như thế huống chi Hành Giả tùy thuận Phật Giáo, khởi đại từ bi tác ba mật gia trì ư!

Lại do Phước của Trời mà vật cúng thấp kém ấy thành vật cúng vi diệu thanh tịnh. Như Thạch Ma Nam được Thạch Thành Vương làm Thế Nữ lấy cát làm vàng. Chúng phu nhân xinh đẹp chẳng ham tiền của thế gian chỉ vui thuận chính bởi vì chẳng khinh việc bố thí ít mà vui thích với từ thí bố thí do tâm hiền lành vậy.

Nếu Trời chẳng ưa thích, liền thỉnh Ngoại Kim Cương Bộ Chủ Tứ Tý Bất Động Phẫn Nộ Minh Vương cúng dường quy y. Lúc đó Chư Thiên tùy thuận giáo sắc vui vẻ hộ trì vậy.

Nếu cúng dường thời Chư Thiên đến ngồi ở phương nào?

Ấy là: Đế Thích ở phương Đông, Hỏa Thiên ở Đông Nam, Diễm Ma ở phương Nam, La Sát ở Tây Nam, Thủy Thiên ở phương Tây, Phong Thiên ở Tây Bắc, Tỳ Sa Môn ở phương Bắc, Y Xá Na ở Đông Bắc, Bản Tôn Tứ Tý Bất Động Minh Vương ở trung ương, bốn góc là Phạm Thiên, Địa Thiên, Nhật Thiên, Nguyệt Thiên.

Như vậy mà trụ.

Cúng dường như thế nào?

Trời nào làm đầu?

Ấy là: Hoặc y theo phương vị, bắt đầu từ phương Đông, hồi thuận mà cúng.

Hoặc có nguyện riêng biệt nguyện y theo pháp của nhóm tức tai mà cúng dường.

Nếu cầu tức tai, dùng Đế Thích làm đầu.

Nếu cầu Tăng Ích, dùng Phạm Thiên làm chủ.

Nếu cầu Điều Phục, dùng Đại Tự Tại làm đầu.

Nếu cầu Kính Ái, dùng Tỳ Sa Môn làm đầu. Còn lại hồi thuận mà cúng.

Hoặc muốn ngừng đao binh, dùng Đế Thích làm chủ.

Nếu muốn trừ trừ các nạn Dược Xoa, La Sát... dùng Tỳ Sa Môn La Sát Thiên.

Nếu muốn trừ dịch bệnh dịch dùng Diễm Ma Thiên.

Nếu muốn trừ nạn hạn hán, Thần hạn hán, hồng thủy… đều dùng Thủy Thiên.

Nếu muốn trừ oán tai dùng Phong Thiên và đối với Trời này, cầu nhóm phong nạn.

Nếu muốn điều người dùng Phạm Thiện Vương.

Nạn về nước, dùng Hỏa Thiên.

Nạn về lửa, dùng Thủy Thiên.

Hàng Ma dùng Y Xá Na Thiên hoặc dùng Hỏa Thiên.

Trấn nơi ác, dùng Địa Thiên cộng với cầu về Ngũ Cốc.

Nếu cầu Quan Vị, dùng Đế Thích Thiên.

Nếu cầu trí, dùng Nhật Thiên.

Nếu cầu định, dùng Nguyệt Thiên.

Nếu muốn trừ bệnh nóng lạnh hàn nhiệt, tùy dùng Nhật Nguyệt Thiên Nhật Thiên trừ lạnh, Nguyệt Thiên trừ nóng.

Nếu có bệnh về bốn đại, tùy dụng Tứ Đại Tinh Thiên.

Như vậy làm đầu. Còn lại theo thứ tự hồi thuận mà cúng.

Vì phú giàu có dùng Tỳ Sa Môn.

Vì quý nên dùng Phạm Thiên.

Đồ vật cúng dường ấy đều thuần một vật. Nước thơm, hương xoa, hoa mùa, ngũ cốc, cơm hoặc cháo đèn cầy, đuốc… cắm đầy một vật khí rồi cúng dường. Đốt hương xống ướp khắp, thanh tịnh như pháp.

Nghi thức cúng dường, các Biệt Ấn Minh với cách vẽ tượng ấy, mọi loại pháp nghĩa … như Bộ khác nói.

Bồ Tát Phổ Hiền vì độ chúng sinh tự hỏi tự đáp nhân duyên như vậy, báo ân như vậy, cầu nguyện như vậy, pháp quán như vậy, ba mật như vậy, phương tiện như vậy, đại lực như vậy, tùy ý diễn nói dâng lên Đức Thế Tôn.

Đức Thế Tôn nói lời nghĩa lý như vậy: Lành thay! Lành thay! Như ông đã nói chân thật không hư dối. Mười hai Thiên này tức là Chư Phật xa xưa vì độ chúng sinh nên đi đến hiện ra. Chính vì thế cho nên Hành Giả chẳng thể y theo hình Thế Thiên mà chỉ quán pháp thân của Thiên ấy để trang nghiêm.

Nếu có người tùy thuận ta với lời ông nói mà cúng dường Trời đó. Ở trước Thiên Tượng này giảng đọc Bát Nhã, Kinh Pháp thâm sâu sẽ khiến cho Chư Thiên đều rất vui vẻ vậy.

Vì Chư Thiên vui vẻ cho nên tất cả chúng sinh đều được vui vẻ. Được tất cả chúng sinh vui cho nên Chư Phật cũng vui. Vì Chư Phật vui cho nên viên mãn Tất Địa thế gian và xuất thế gian.

***