Phaùt taâm boà ñeà
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

tinhkhongphapsu.vn

TẬP THẦN CHÂU TAM BẢO CẢM THÔNG LỤC - PHẦN BẢY

TẬP THẦN CHÂU TAM BẢO

CẢM THÔNG LỤC

Giảng giải: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thích Đạo Tuyên, Đời Đường
 

PHẦN BẢY
 

Chùa Thái Phu núi Ngũ Đài, Đại Châu. Chùa hang đá núi Hắc Phong, Tây Vực. Chùa Cửu không tiên núi Thái Nhất, Ung Châu. Chùa Trúc Lâm, đỉnh Đại Tần, núi Chung Nam. Chùa Nam độc cửa Đạo Ngọ, Lương Châu. Chùa Cự minh núi Chung Nam.

Chùa núi Thiên Thai đời Đông Tấn: Sa Môn Miên Đạo Hiến lên núi Thiên Thai, bỗng nghe tiếng nói rằng: Người này không tiết tháo nên không thấy được Chùa Thánh.

Sa Môn liền chống tích trượng đi tìm khắp nơi, lại nghe có tiếng nói: Mười năm sau hãy đến, cần gì phải khổ công tìm kiếm. Nghe vậy Sa Môn lấy cỏ tranh lập am, tháng ngày thiền quán.

Sau quả thấy Chùa Tháp uy nghiêm, Thánh Tăng hiển linh, nói: Mười năm sau hãy đến, cần gì phải ở sớm. Sa Môn không đi vẫn ở đó tu luyện, sau đó tự hóa. Vương Hy Chi có lên núi chiêm bái, hiện nay vẫn còn.

Thời Tống, Chu Linh Thạch đi đến Liêu đông, trên đường về bị lạc đường, liền để thuyền trôi theo dòng nước, hơn một tháng sau họ Chu trôi dạt vào một đảo nhỏ, lương thực đã hết, họ Chu lên đảo tìm nước uống, thì thấy một ngôi Chùa rất lớn. Vị Tăng hỏi nguyên nhân, họ Chu kể lại.

Vị Tăng bảo ở lại, họ Chu nói: Đây là nơi của Bậc Thánh, người phàm không thể ở, rồi xin ra đi. Vị Tăng nói, ở đây cách đất liền hơn hai mươi vạn dặm. Nghe nói, họ Chu liền kinh sợ, không biết vì sao lại đến được.

Vị Tăng liền trấn an: Đừng lo, sẽ có người đưa về.

Lại hỏi có biết đạo nhân Bôi Độ không?

Thưa biết. Vị Tăng chỉ lên túi bát nói: Là vật đó. Vì phạm lỗi nên bị phạt xuống cõi người. Rồi vị Tăng đưa túi bát cho họ Chu và một bức thư, bảo chú Sa Di đưa họ Chu về. Chú tiểu bảo họ nhắm mắt lại. Họ làm theo, chỉ nghe tiếng gió thổi vèo vèo, nhìn trộm thì thấy thuyền bay trên mây. Không bao lâu thì họ đã về đến Dương Đô.

Thấy Bôi Độ bị gông, họ Chu liền đưa bức thư, Bôi Độ kinh ngạc nói: Ngươi đã đến chỗ đạo nhân Bồng Lai ư?

Đạo nhân có kêu ta về không?

Họ Chu kể lại mọi chuyện, rồi đưa bình bát, Bôi Độ cầm bát nói: Đã hơn bốn ngàn năm ta không thấy cái bát này, liền đưa lên hư không. Vào niên hiệu Thái Sơ họ Chu vô cớ qua đời.

Chùa hang Đường thuật ở Hà Châu thời Sơ Tấn: Trên núi Tích thạch cách Hà Châu năm mươi dặm về phía Đông bắc có rất nhiều ngọn núi, hình thế khác nhau hoặc như tháp báu hoặc như lầu gác, thông bách trang nghiêm, thật là Thánh tích.

Đi về phía Nam khoảng hai mươi dặm thì đến hang đó, xung quanh Chùa là cây trái suối nước, vẫn có Chư Tăng ở. Phía Nam có cổng đá, được làm từ đời Tần Thái Thủy.

Phía Đông có một ngôi Chùa Trời không rõ nơi chốn nhưng tiếng chuông luôn vọng ra, lại có Thánh Tăng thường ẩn hiện nên đặt tên hang là Đường Thuật. Khương nói là quỷ thần. Xưa nay người ta lên núi thường thấy có Chùa có Tăng xuất hiện. Trên đỉnh núi phía Đông Bắc có con suối, người uống nước suối này sống lâu không già.

Đầu thời Cao Tề có một vị Tăng lạ đến an cư ở Chùa Nghiệp hạ, rất hợp ý với vị Tăng cùng phòng. Khách Tăng bị bệnh lị, vị Tăng cùng phòng cho uống rượu. Vị Tăng lạ không uống sợ phạm giới. Vị Tăng kia bảo rằng lúc bệnh Phật có khai giới, vị lạ Tăng uống và khỏi bệnh.

Sau mùa hạ, khách Tăng từ tạ ra về, khi đưa khách, khách hỏi: Có nghe nói về Chùa Trúc Lâm ở Cổ Sơn không?

Có nghe, nhưng chỉ là lời đồn.

Khách nói: Không có tâm thì làm sao đến được?

Đã ở cùng một mùa hạ, thường quấy nhiễu, xin đến bổn tự để được đền ơn.

Vị Tăng bảo: Nếu đến được thì chết cũng không tiếc. Tháng chín sẽ đến nhưng phải có người chỉ đường.

Khách Tăng nói: Hãy lên từ phía Đông, đến một hang nhỏ rồi đi lên theo hướng Đông bắc là đến Chùa.

Sau đó vị Tăng này cùng với năm, sáu người đến Chùa Thạch quật, sơn Tăng hỏi: Đến đây có việc gì?

Lên Chùa Trúc lâm. Đó chỉ là lời đồn, làm gì có Chùa. Khách Tăng đã mời thì không phải là dối, liền cùng mười mấy vị sơn Tăng đi tìm.

Đến một hang nhỏ họ thấy một vị Tăng vác bừa kéo đất, bảo: Năm ngoái đạo nhân thả ngựa ăn hết lúa của chúng tôi, năm nay lại đến đạp lúa. Rồi đuổi tất cả.

Chỉ còn vị Tăng kia được mời, theo đường đi, vị Tăng nghe tiếng ngâm trên đỉnh núi, cất tiếng hỏi: Có phải là người xưa?

Đúng vậy. Có người ra mời vị Tăng vào điện, bảo chờ Hòa Thượng.

Hòa Thượng khoảng chín mươi tuổi, tướng cao lớn như người Tây Vực, lại thấy ba mươi vị quan lại đứng hầu, Hòa Thượng hỏi: Làm sao đến đây được?

Hành lễ mười mấy lần. Hòa Thượng liền đưa khách về phòng nghỉ.

Đi qua các phòng thì đến phòng vị khách Tăng, nhưng hôm sau Hòa Thượng hỏi: Muốn ở luôn thì hẳn có duyên nhưng người xuất gia không đặt tên ở hai nơi. Muốn ở đây thì bỏ tên kia. Vị Tăng lại từ tạ ra về. Đi được một dặm vị Tăng nhìn lại thì thấy còn Chùa Tháp nhưng đi vài dặm nữa thì không thấy gì. Theo đường cũ trở về thì không thấy những hiện tượng lúc đầu. Về đến nơi vị Tăng kể lại mọi chuyện.

Đầu thời Cao Tề, Sa Môn Tung Công lên núi Bạch lộc nhưng bị lạc đường. Bỗng nghe tiếng chuông, Sa Môn lần theo thì thấy một ngôi Chùa, có ba cổng.

Đến cổng trước thì thấy đề Chùa Linh ẩn, ngoài cổng có năm, sáu con chó to như con bò, lông trắng mõm đen, nhìn trừng vào Sa Môn. Sa Môn sợ định quay đi thì thấy một vị phạm Tăng đi vào, mấy con chó cũng vào theo, Sa Môn gọi nhưng không đáp. Bước vào cổng thì thấy cửa phòng Tăng đều đóng, ở giảng đường thì bày tọa cụ, nhưng không có người.

Sa Môn đến ngồi ở góc Tây nam, bỗng nghe trên nóc có tiếng, nhìn lên thì thấy năm, sáu mươi người từ hư không bay xuống, họ hỏi nhau đi khất thực nơi nào. Sau cùng một vị Tăng bay xuống nói từ phía Đông thành Tương Châu về. Kể lại việc gặp Thiền Sư giảng đạo. Sau đó tất cả đều đi mất. Sa Môn thấy mình ngồi trên tảng đá. Sa Môn trở về hỏi Pháp Sư Thống.

Pháp Sư bảo: Chùa đó được xây vào thời Thạch Triệu, nhưng lâu dần thành nơi ở của Thánh Hiền, Chùa lúc ẩn lúc hiện, hiện nay người đi núi vẫn nghe tiếng chuông. Văn Tuyên ở Tấn dương sai sứ giả cưỡi Lạc Đà về Chùa Tây Kinh. Sứ giả hỏi Chùa nào thì bảo Lạc Đà sẽ đưa đến nơi.

Rồi sứ giả ra đi, bắt chợt thấy mình như nửa ngủ nửa thức, đến núi Minh Tịch, lên lưng chừng núi, có mấy chú Sa Di bước đến nói: Lạc Đà của Cao dương đã đến. Liền dẫn sứ giả vào Chùa.

Một vị Tăng già hỏi: Cao Dương làm Vua ra sao?

Rất Thánh minh. Vị Tăng già chỉ phòng bảo sứ giả vào đó lấy Kinh. Sau đó lạc đà lại đưa sứ giả trở về.

Không lâu sau, Vua đến Chùa Mộc Tỉnh, một người bảo: Ta đi trước, ông hãy đến nhé. Vua gật đầu. Đêm ấy người kia chết, về đến Tấn Dương, Vua cũng qua đời.

Núi Ngũ Đài ở Đông Nam Đại Châu là ngọn núi cao lớn, rộng ba trăm dặm, trên núi có năm đài cao, thông bách sum suê. Núi này rất lạnh nên hiệu là Thanh Lương, phía dưới có phủ Thanh Lương.

Trong Kinh có ghi sự tích Bồ Tát Văn thù đưa năm trăm vị tiên đến núi Thanh Lương, chính là nơi này. Vì thế Đạo Sĩ xưa này thường đến núi này tu học. Đài giữa cao nhất, cách Tịnh Châu bốn trăm dặm, trên có ngôi tháp Chùa đá nhỏ do Ngụy Văn Đế lập. Trên vách đá còn in hình người ngựa.

Lại có dòng suối Thái Hoa nước trong vắt, có hai ngôi tháp, bên trong thờ tượng Bồ Tát Văn Thù. Ở đây ngày đêm thường vang tiếng chuông, mùi thơm phảng phất, Thần Tăng, điềm lành thường hiện. Niện hiệu Long Sóc Vua cho Sư Hội Tích Chùa Hội xương đến tu sửa, Sư cũng có thấy thần tích.

Cách ba mươi dặm về phía Đông Nam có Chùa Linh Thứu, do Hán Minh đế lập. Hai phía Đông và Tây có hai Đạo Tràng, tượng vẫn còn. Phía Nam có vườn hoa đẹp. Niên hiệu Trinh Quán, Thiền Sư giải thoát đưa đồ chúng đến tu tập thì thấy Bồ Tát Văn Thù và các vị tiên ở trong hư không.

Thiền Sư Tăng Minh ở đó ba mươi năm cũng có thấy linh tích. Trong vòng ba mươi dặm ở đảo phía Nam, hoa thường nở tươi nên người đời gọi là Hoa Sơn. Trong đó có Chùa Thánh, tiếng chuông thượng vang vọng. Người ở gần đó không dám đến.

Theo Biệt Truyện: Trên núi Hắc Phong ở Thiên Trúc, Bồ Tát Long Mãnh là bậc thông minh, đức hạnh cao tột trong hàng Thánh Tăng. Vua lập Chùa, đục đá làm nơi thờ nhưng trải qua nhiều năm Chùa vẫn không thành.

Vua đến lạy xin: Quốc khố cạn kiệt mà Chùa vẫn không thành.

Bồ Tát bảo: Đức của Vua rộng lớn, tùy phước sẽ thành công, chớ lo tiền hết Chùa không thành. Hãy tìm bên hông Chùa sẽ có. Quả nhiên Vua tìm thấy thỏi vàng, và xây xong Chùa. Ở Tây Vực có nhiều loại vàng, nhưng vàng Long Thọ là đắt nhất.

Xưa Bồ Tát thọ hơn bảy trăm tuổi, từ lúc ẩn hình đến nay đã hơn ngàn năm. Có một vị Tăng lên Chùa thấy vô số tượng vàng và Kinh Điển mới biết Tam Bảo có hai ẩn, hiển sau mùa hạ, vị Tăng định thỉnh Kinh về nhưng không được đành ra về tay không.

Chùa núi Hệ đầu phía Nam huyện Hộ, Ung Châu. Núi này xưa là nơi người ta buộc thuyền. Xưa kia núi này liền với Thái Hành. Sông Bạch Lộc dừng ở đây nên gọi là Thiếu Hải.

Một hôm Tần Hồng Hải gặp nạn tay trái vịn Thái Hoa, chân phải đạp ở giữa thế là tách thành núi Thái Nhất. Tương truyền phía Nam núi Hệ đầu có chín Chùa tiên. Xưa có người đốn củi bị lạc đường nên ngủ lại trong rừng. Đêm nghe tiếng chuông, người đốn củi lần theo thì thấy Chùa, hơn trăm vị Tăng nhưng không một tiếng động.

Sáng hôm sau thì không thấy gì. Sau có Sư Hoằng Trọng đi tìm, tìm mãi mới thấy được năm hàng động rất sáng sạch như có người ở. Thần Sư ở Chùa Quang minh cũng đi tìm, ở lại an cư trong một hang động, nhưng vẫn không tìm thấy Chùa Tiên.

Chùa Trúc lâm trên đỉnh Đại tần ở phía Nam cửa ải Tý ngọ. Đầu niên hiệu Trinh Quán có người lên núi tìm mật ong, nghe tiếng chuông người ấy tìm theo thì thấy có một ngôi Chùa hai gian, Chùa có rừng trúc lớn, người ấy chặt hai mắc trúc để đựng mật. Khi về Sư đong được hai đấu. Từ rừng trúc đến Đại Tần khoảng năm mươi dặm.

Nghe có rừng trúc, một người nọ sai người nhà tìm đốn trúc, nhưng họ lại thấy có người bị trói, kêu khóc rất ghê, sợ quá họ lại về. Sau đó một nhóm khác đi tìm thì gặp mưa bão nên trở về. Sư Quy Chân Chùa Ngộ chân cũng lên đó tìm thấy hang trúc nhỏ, cũng nói là cách Đại Tần khoảng năm mươi dặm.

Phía Nam cửa Tý Ngọ có một trạm gác tên Tam Giao, phía Đông trạm gác có con suối nhỏ, phía Đông Nam là rừng cây dẻ. Người ở đó thường nghe tiếng chuông vang, nhưng chẳng biết có Tăng ở.

Một hôm, con gái của quan trạm gác lên núi tìm củi thì thấy một vị Tăng ngồi trên tảng đá may y, cô gái đến thưa: Từ lâu không biết có Thánh Tăng ở đây, xin mời về nhà dùng bữa.

Bần đạo không dám nhận thức ăn của quan lại.

Là thức ăn của riêng con.

Cũng không dám.

Cô gái liền chạy về lấy thức ăn, khi trở lại thì không thấy gì. Về sau người ấy hay sai lính đi tìm mà không thấy gì nhưng vẫn thường nghe tiếng chuông. Chùa cách trạm gác khoảng năm dặm.

Chùa Tông Lư hang chiếc ở núi Chung nam, có một người nọ thấy một vị Tăng Bảo: Hãy mang vật này đến Chùa.

Chùa ở đâu?

Ở phía Đông Cự minh hang chiếc.

Đến đó người kia lại thấy một vị Tăng to lớn, nói: Hàng ngày người vào núi đốn củi, hãy ăn bánh ở chỗ để củi. Người kia tìm quả thấy đúng như lời, người vợ thấy lạ nói ra, nên từ đó bị câm. Sau đó, lại thấy hai vị Tăng vào hang, người kia vẫy tay vào miệng, người vợ liền nói được. Ngày nay, người ta vào núi thường nghe tiếng chuông, thường thấy Thần Tăng.

Một vị Tăng nghe vậy liền vào núi, thấy Thần Tăng, hỏi: Đại Đức ở Chùa Tông lư phải chăng?

Muốn đi đến đó có được không?

Hãy đi. Bỗng nghe tiếng gió thổi, vị Tăng kia nghĩ: Chắc không phải là Thánh Tăng, sợ là kẻ trộm. Vừa nghĩ thế thì không thấy Thần Tăng, người ấy hối hận trở về, sau xây tinh xá ở ẩn, tinh xá hiện vẫn còn.

Hang Hồ Lô ở núi Chung nam: Xưa, có người lên núi đốn củi, chợt thấy một ngôi Chùa, nhà đá, cửa đá, bên trong có nhiều pháp khí quý, nhưng không có một vị Tăng nào. Người ấy xuống núi bảo dân chúng lên xem, nhưng khi lên đến nơi họ không thấy gì chỉ thấy toàn là hồ lô, có người tìm thấy cửa đá nhưng một nửa nằm trong đá, chỉ hiện một nửa, không ai mở được. Hang ấy tên Khố, đất ấy tên Thiên Tạng. Sau gọi làng ở cửa hang là là Thiên Tạng. Có người nói đó là nơi Đức Di Lặc hạ sinh.

Biệt Truyện chép: Phật sai chín mươi chín ức đại A La Hán có đủ ba minh sáu thông giữ gìn chánh pháp ở tam thiên đại thiên thế giới. Lúc con người sống sáu vạn tuổi, ba tai nổi lên, các Thánh ẩn. Khi con người sống một trăm tuổi, các Thánh hiện, truyền bá pháp Phật, đến khi con người sống sáu vạn tuổi thì các Thánh Niết Bàn. Người sống bảy muôn tuổi có Bích Chi Phật hiện, người sống tám vạn tuổi có Phật từ giáng sinh.

Tựa chép: Tam Bảo trường tồn là nhờ Phật, Tăng, để Tăng tồn tại thì phải nương Thánh Giáo. Vì thế Phật tùy cơ ẩn hiện. Giáo pháp giữ gìn dứt trừ phiền não kiết sử, do vậy xả thân nói kệ, truyền pháp mượn lời là điều các bậc Thánh thường làm.

Vì thế thọ trì đọc tụng, tu hành đúng pháp đều được cảm thông. Thiên Trúc, Trung Hoa đều có rất nhiều chuyện lạ. Vào lửa không bị cháy, giặc cướp không làm hại, trừ mọi tai nạn, nhân có quả thành, những chuyện đó được ghi chép rất nhiều. Xin ghi lại vài chuyện.

Những người có duyên cảm ứng như: Đàm Vô Kiệt, Thích Đạo An, Thích Tăng Sinh, Thích Đạo Duệ, Thích Phổ Minh, Thích Tuệ Quả, Thích Tuệ Tấn, Thích Hoằng Minh, Tôn Kính Đức, Thích Đạo Lâm, Thích Chí Trạm, Phạm Dương Tăng, Tịnh Đông Khán Sơn, Ngụy Yêm Quan, Chu Kinh Thượng Thiên, Tùy Dương Châu Tăng, Thích Đạo Tử, Thích Bảo Quỳnh.

Thích Không Tạng, Thích Di Tục, Sử Ha Thệ, Lịnh Hồ Nguyên Quỹ, Thích ĐàmVận, Thích Tăng Triệt, Hà Đông Ni, Thích Đàm Diên, Thích Đạo Tốn, Thích Trí Uyển, Nghiêm Cung, Lý Sơn Long, Lý Tư Nhất, phu nhân Trần Công Thứ, Sầm Văn Bản, thiếp của Tô Trường, Đổng Hùng, Không Kinh Ích Châu, Cao Văn, Thôi Nghĩa Khởi.

Cao Tăng Truyện ghi: Đầu đời Tống, Sa Di Đàm Vô Kiệt thường tụng Kinh Quán Âm, tu hành khổ hạnh, cùng hai mươi lăm người đi tìm nước Phật. Họ mang theo Kinh, vượt bao hiểm nạn mới đến thành Xá Vệ.

Trên đường đi họ gặp một bầy voi, liền dốc lòng tụng Kinh, bầy voi quy phục, một con Sư tử lại xuất hiện, bầy voi bỏ chạy, lại xuất hiện một con bò rừng muốn hại họ, họ lại thành tâm tụng đọc, bỗng một con chim cưu bay ra, con bò kinh sợ bỏ chạy, thế là họ thoát nạn.

***