Phaùt taâm boà ñeà
Nhaát höôùng chuyeân nieäm
TẬP THẦN CHÂU TAM BẢO
CẢM THÔNG LỤC
Giảng giải: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thích Đạo Tuyên, Đời Đường
PHẦN CHÍN
Sư Đạo Tốn Chùa Nhân thọ ở Bồ Châu chuyên giảng Kinh Niết Bàn, tín chúng quy y rất đông. Niên hiệu Trinh Quán thứ mười bốn, Thôi Nghĩa Trực làm hương lệnh ở đó, liền cho người mời Sư giảng Kinh.
Nghĩa Trực thành tâm cầu nghe, thầy nói: Hãy lắng nghe thời gian không còn nhiều. Giảng đến phẩm Sư Tử thì Sư tịch. Nghĩa Trực liền cho đưa về ở núi Nam Sơn. Lúc ấy là mùa đông, khi linh cửu được hạ xuống thì có hoa sen mọc lên hơn năm trăm cành, suốt bảy ngày mới héo.
Sa Môn Thích Trí Uyển ở Ung Châu, khắc Kinh vào đá rồi chôn ở núi Tây Nam phòng khi chánh pháp bị diệt, Kinh vẫn còn. Niên hiệu Đại Nghiệp nhà Tùy, Sa Môn bắt đầu làm hang đá để khắc Kinh trên đá, dân quan khắp nơi đều cúng sắt để khắc đá. Vì muốn xây điện Phật nhưng Sơn Đông không có gỗ.
Đêm ấy Trời nổi giông tố, hôm sau người ta thấy cả ngàn khúc gỗ thông bách, tìm rõ mới biết từ Tây Sơn đưa đến. Đó là thần linh giúp xây điện Phật. Khi làm xong được bảy động đá, Sa Môn mất vào niên hiệu Trinh Quán năm thứ mười ba. Các đệ tử vẫn tiếp tục hạnh nguyện của Sa Môn.
Niên hiệu Khai Hoàng nhà Tùy, Nghiêm Cung người ở Tương Châu xây Tinh Xá, chép Kinh Pháp Hoa. Nhiều người cúng dường giấy bút, có được bao nhiêu họ Nghiêm chép bấy nhiêu, không bao giờ kêu than. Có một người đến vay mười ngàn đồng tiền, Cung đưa cho, người vay tiền lên thuyền đi về thì bỗng nhiên thuyền bị lật, tiền mất, người còn.
Sau họ Nghiêm thấy mười ngàn đồng tiền đó trong kho nhà. Một thương gia cầu cúng, mộng thấy một người đưa một vật báu chuyển cho họ Nghiêm. Họ Nghiêm đến chợ mua giấy bị thiếu tiền thì có người đưa tiền rồi biến mất. Một người làng chài thấy ở biển có ánh sáng liền bơi thuyền ra xem thì được một hòm Kinh của họ Nghiêm, từ đó người đánh cá nguyện sao chép Kinh. Sau này con cháu của người đánh cá cũng làm theo.
Vào niên hiệu Vũ Đức, Lý Sơn Long chết bất ngờ, suốt bảy ngày ngực vẫn còn nóng, sau sống lại kể: Chúng tôi thấy mình bị đưa đến trước gian tòa cùng với mấy ngàn tù nhân.
Quan hỏi: Thường làm gì?
thường bố thí khi có hội đám.
Còn làm gì nữa?
Tụng hai quyển Kinh Pháp Hoa, quan phán: Rất tốt, hãy tụng.
Họ Lý vừa tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm tựa thứ nhất, quan liền bảo dừng, nói: Chỉ nhờ tụng để những người tù kia tịnh tâm tạo phước. Sau đó mấy ngày tù nhân đều thoát khổ, mọi hình phạt ở địa ngục đều ngừng.
Lý Tư Nhất, ở quận Triệu bị bệnh vào ngày tám tháng một niên hiệu Trinh Quán thứ hai mươi, đến ngày mười ba thì chết.
Hôm sau sống lại, kể: Quan hỏi: Năm mười chín tuổi thường giết chúng sinh.
Họ Lý nói: Lúc nghe Pháp Sư Mân giảng Kinh Niết Bàn ở An Châu bị hại. Quan cho hỏi Pháp Sư Mân nhưng không gặp nên cho về. Nhờ gặp Chùa Thanh Thiền nên họ Lý đến Chùa lễ bái, kể chuyện với thầy Huyền Thông, thầy cho sám hối, thọ giới Phật, tụng năm ngàn biến Kinh Kim Cang Bát Nhã.
Chiều tối thì bị chết, hôm sau sống lại, kể: Quan tòa vui vẻ nói: Đã tạo phước đức.
Lại thấy một vị Tăng bảo: Người này chỉ nghe Kinh, không hề giết hại, sao lại ghi sai. Quan liền cho về nhà. Từ đó họ Lý chuyên tu phước lành.
Thái Phu nhân của Trần Công họ Đậu Lô, tin phước nghiệp nguyện tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã nhưng tụng chưa được một trang thì đầu đau nhức, tự nghĩ đến chết vẫn không tụng được, liền cố gắng ngồi dậy tụng nhưng đèn bị tắt, phu nhân sai người tìm đèn nhưng khắp nơi đều không có, phu nhân buồn khổ, bỗng thấy có người mang đuốc đến, phu nhân vui mừng, đầu hết đau, liền tụng Kinh tiếp.
Sau đó gia nhân đem đuốc vào, đuốc kia biến mất. Đêm đó phu nhân tụng xong Kinh. Từ đó về sau mỗi ngày phu nhân tụng năm biến Kinh.
Trung thư lệnh Sầm Văn kính tin Phật Pháp hay tụng phẩm Phổ Môn của Kinh Pháp Hoa. Một lần, họ Sầm cùng vài người đi thuyền trên sông Ngô, thuyền bị chìm, người cũng chìm. Chợt nghe có tiếng bảo niệm Phật sẽ thoát khổ. Họ Sầm làm theo thì thấy mình được đưa vào bờ.
Niên hiệu Vũ Đức sứ giả Tô Trường được làm thứ sử Ba Châu, khi qua sông Gia Lăng, sóng dậy, thuyền bị lật, hơn sáu mươi người đều bị chìm, riêng một người thiếp thường tụng Kinh Pháp Hoa, khi thuyền sắp lật người này đội Kinh lên đầu, nên được đưa vào bờ. Kinh không bị ướt.
Niên hiệu Trinh Quán, Đỗng Hùng người ở Hà Đông vốn kính tin Phật Pháp, chay tịnh hơn mười năm. Sau bị bắt giam cùng Lý Kính Huyền, Trực Vương Hân. Trong tù, họ Đỗng chuyên tụng phẩm Phổ Môn, tụng được ba ngàn biến thì gông cùm tự mở.
Họ Đỗng nói với mọi người, quan giám ngục thấy vậy liền cho gông lại. Họ Đỗng tiếp tục tụng Kinh, gông lại mở ra. Họ Đỗng nói với các bạn tù. Kính Huyền vốn không tin Phật, xưa hay hủy báng khi thấy vợ tụng Kinh. Giờ thấy họ Đỗng tụng Kinh linh ứng, liền tỉnh ngộ, biết Phật là bậc Đại Thánh. Hai người liền cùng họ Đỗng tụng Kinh, tụng ba vạn biến thì thoát tù như họ Đỗng.
Thôn Vương Lý ở cách huyện Tân Phồn, Ích Châu bốn mươi dặm về phía Tây, đời Tùy có thư sinh họ Tuân dạy học ở đây nhưng không hiển kỳ tích, mọi người muốn lấy sách, họ Tuân không đưa. Sau viết Kinh Bát Nhã trên hư không xung quanh làng.
Viết xong, bảo: Kinh này chỉ có Chư Thiên đọc, người không hiểu được. Sau Trời lụt, dân chúng đến chỗ Kinh thì không bị nước cuốn đi, cũng không bị ướt.
Sau đó có một vị Tăng nói: Làng này có Kinh Bát Nhã, không nên làm ô uế đất đó. Nghe vậy người trong làng làm hàng rào, không cho ai làm ô uế. Vào ngày lễ vía, người trong làng đến cúng, thường nghe tiếng nhạc vang lên.
Ngày hai mươi bảy tháng giêng niên hiệu Long Sóc thứ ba, Châu Cao Biểu Nhân thường tụng Kinh Pháp Hoa. Một hôm, người ấy cỡi ngựa ra ngoài, bị con quỷ cỡi ngựa đuổi theo.
Người ấy hỏi: Các ngươi là ai?
Sứ giả Diêm Vương đến bắt ngươi. Sợ quá người này cỡi ngựa chạy về hướng Tây, quỷ đuổi theo, dặn đừng cho vào Chùa, nếu vào sẽ thoát. Cứ thế chạy mãi mà không thoát được cuối cùng bị quỷ kéo tóc ngã ngựa.
Mọi người đưa về nhà thì bị chết, sáng hôm sau tỉnh lại kể rằng gặp Diêm Vương phán tội trộm cắp hoa quả nhà Chùa thì chịu bốn năm ngậm hòn sắt nóng, tội nói lỗi Tam Bảo thì bị trâu cày trên lưỡi và cứ thế bốn ngày liền người ấy chịu tội ngậm hòn sắt nóng. Đến lúc kéo lưỡi cho trâu cày thì lưỡi rất cứng, biết nhờ tụng Kinh Pháp Hoa, từ đó được thả về, lo nghe pháp sám hối tội lỗi.
Ngày hai mươi Tháng sáu niện hiệu Long Sóc năm thứ ba, Thôi Nghĩa Khởi không tin Phật Pháp, vợ của Khởi lại chuyên tụng Kinh Pháp Hoa Bát Nhã. Tháng năm vợ Khởi chết, cha vợ thiết trai tụng Kinh trong hai mươi mốt ngày.
Hôm ấy tỳ nữ Tố Ngọc thấy phu nhân, liền nói: Lúc sống con nghe nói về địa ngục nhưng không tin nên chết rồi chịu không biết bao nhiêu điều khổ, phu nhân không thể không tin. Nhờ phu nhân tụng Kinh, in Kinh mà con được thoát khổ, ngày hai mươi sẽ lại chịu tội.
Đến thời quả thật như vậy, phu nhân lại thấy cha mình nói: Đã thả Tố Ngọc rồi.
Lại nói: Con gái ta không tin lời ta, không làm lành, nay chịu khổ không ai cứu được. Con hãy về nói với chồng nó lo tu công đức, không lâu sẽ được giải thoát.
Lại thấy Bà La Môn dạy Tố Ngọc tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã, Dược Sư, Pháp Hoa, được làm Thanh Văn. Tháng giêng niên hiệu Lân Vũ năm thứ nhất, tiết tướng quân thiết trai tại nhà, thỉnh Tăng cúng dường, Tố Ngọc lên tòa tụng Kinh không sai một chữ. Tiết tướng quân khen ngợi, tâu vua. Vua khuyên tất cả nên kính tin Phật Pháp, tiến sĩ Phạm Thúc Nguyên cũng thiết trai, mời Tố Ngọc tụng Kinh.
THẦN TĂNG CẢM THÔNG TỤC
Tăng chân hay ngụy chỉ có Phật biết, phàm phu không thể hiểu. Vì tùy cơ hóa độ, quyền thật khó lường, không thể nhìn từ oai nghi sự tướng bên ngoài.
Kinh dạy: Vì chúng sinh có đủ ba độc, tà kiến nên đệ tử Phật tùy cơ độ thoát, vì thế có hai mươi bốn vị làm chỗ nương tựa của ba thừa, mười sáu Bậc Thánh hoặc trì sáu vạn pháp, chín mươi chín ức chân nhân thông đạt, bảy mươi bốn hiền Tăng, người có năm thông.
Nhờ thế ba cõi được lưu truyền pháp Phật, bốn loài hưởng phong giáo, bảy chúng biết quay về, bốn Vua bị giết, tám bộ hộ pháp, lắng đọng năm uế, chúng tin thì được quả tốt, kẻ hủy báng thì chịu quả xấu, thời nào cũng có.
Hai đế Chu, Ngụy oai phục các chư hầu khinh khi Phật Pháp, phải chịu ta ương chánh pháp không mất, hưng thịnh do người, các Thánh Hiền thường giữ gìn nào dễ bị diệt bởi một ông vua, một đất nước. Chu Ngụy ngu muội, làm việc trái đạo, không ai cứu được.
Theo Phó Pháp Tạng thì Phật trao chánh pháp cho Tôn Giả Ca Diếp, không để Trời quỷ ma thần Vua chúa tà kiến phá hủy. Vâng lời Phật, Tôn Giả kiết tập Kinh Điển, rồi trao lại cho Tôn Giả A Nan, cứ thế đến Tôn Giả Sư Tử là hai mươi lăm vị. Vả lại Tôn Giả Ca Diếp hiện vẫn ở trong núi Linh Thứu, đang nhập định diệt tận, trải qua năm mươi sáu ức, bảy ngàn vạn năm Phật Từ Thị giáng trần, Tôn Giả trao lại y bát, rồi mới Niết Bàn.
Ở nước Thơ Cừ cách nước Vu Điền hai ngàn dặm về phía Nam có một Bậc Thánh nhập định vô số năm, cứ mười lăm ngày có người đến cạo râu tóc.
Theo Kinh luật: Phật bảo Tôn Giả Tân Đầu Lô không được diệt độ, thường truyền giữ Phật Pháp để giúp cho chúng sinh được giải thoát sinh tử.
Theo luận Đại Thừa: Mười sáu vị vô học như Tân Đầu Lô, La Hầu La và chín mươi chín ức La Hán phát nguyện giữ gìn chánh pháp.
Theo biệt truyện các vị Thánh ở khắp nơi, tuy có lúc ẩn mình nhưng thường lợi ích muôn loài nên trên núi vẫn thường hiện Chùa Thánh, thần Tăng, tiếng chuông, mùi thơm… xin lược vài truyện: An Thế Cao, Chu Sĩ Hành, Kỳ Vực, Phật Điều, Kiện Đà Lặc, Để Thế Thường, Diêm Công Tắc, Thái Tịnh.
Trúc Pháp Tiến, Lý Hằng, Phật Đồ Trừng, Thích Đạo An, Đơn Đạo Khai, Hà Sung, Hoàn Ôn, Đỗ Nguyện, Lô Sơn Tăng, Trúc Tăng Lãng, Lương Pháp Tướng, Bôi Độ, Thích Đạo Duệ, Cầu Na Bạt Ma, Thích Tuệ Toàn, Lưu Ngưng Chi, Thích Đoàn Thỉ, Thích Tuệ Viễn, Thích Tuệ Minh, Thích Bảo Chí, Thích Tuệ Đạt.
Tất cả truyện ký chúng tôi tìm được đã ghi rõ ở trước, nhưng không thể ghi rõ từng điều nên chỉ nêu chung.
Thời Hán Hoàn Đế, Sa Môn An Thanh tự Thế Cao, Thái Tử nước An Tức, bỏ ngôi xuất gia, chứng quả Thánh.
Kể rằng xưa Sa Môn có đến Quảng Châu gặp một kẻ thù xưa, Sa Môn nói: Ngươi vẫn chưa dứt được oán thù. Sa Môn liền đưa cổ nhận nhát dao chém, sau khi chết được làm thế tử, Thái Tử có một người bạn thích bố thí nhưng hay tức giận.
Thái Tử hỏi: Bạn bố thí như tôi, nhưng sao hay sân như thế?
Không nhẫn nại được sau này nếu chịu quả báo thì mong bạn cứu cho. Sau khi chết người bạn làm thần hồ cung đình, thống nhiếp ngàn dặm. Sa Môn đến Trung Nguyên để độ bạn.
Thuyền đến hồ, người chèo thuyền cầu phước, thần bảo: Mời Sa Môn đến đây.
Sa Môn đến thần nói: Xưa chúng ta là bạn nhưng vì hay sân hận phải chịu quả khổ này. Tôi sắp chết và phải đọa địa ngục, nhưng sợ làm bẩn hồ nước nên chuyển về bờ Tây, xin dùng số lụa và vật báu này tạo phước cho tôi. Sa Môn bảo hiện nguyên hình.
Thần nói: Thân súc sinh không dám hiện nhưng cuối cùng cũng hiện thân rắn, thấy vậy Sa Môn khóc, rắn cũng khóc. Sa Môn trì chú, rắn dần biến mất. Sa Môn bảo người chèo thuyền đem số vật báu về Dự chương làm phước. Rắn thoát kiếp được sinh về cực lạc.
Sa Môn cất Chùa. Hôm sau, người ta thấy xác rắn trên bờ Tây, đầu đuôi cách nhau khá xa. Từ đó có làng đầu rắn đuôi rắn. Sa Môn đến Quảng Châu tìm người xưa nhưng vì oan trái nhỏ nên bị đánh chết…
Niên hiệu Cam Lồ năm thứ năm thời Ngụy Phế Đế, Sa Môn Chu Sĩ Hành giảng Kinh Tiểu Phẩm nhưng vì chưa tỏ chương cú nên Sa Môn sang Tây Vực để tìm.
Bị nạn không về được, Sa Môn chất lửa đốt Kinh, nói: Nếu giáo pháp không được truyền bá thì bị lửa thiêu. Nhưng lửa cháy Kinh không bị đốt, Vua cho về nước. Năm tám mươi tuổi Sa Môn tịch, người ta đốt thân suốt một ngày nhưng không bị cháy. Mọi người cầu xin thì thân mới đốt được, chúng xây tháp thờ.
Niên hiệu Thái Khang đời Tấn Vũ Đế, Sa Môn Kỳ Vực người Tây Vực vượt biển đến đất Tương Dương. Đến bên bờ sông người chèo đò thấy Đạo Sĩ ăn mặc dơ nên không chở. Khi thuyền đến bờ thì Sa Môn đã có ở đó. Lại thấy hai con cọp đuổi theo, Sa Môn xoa đầu chúng. Cuối niên hiệu Tuệ Đế, Sa Môn đến Lạc dương khuyên dạy Tăng Chúng. Quan sở tại hỏi pháp rồi tặng vật báu, Sa Môn cho lạc đà đưa về tây.
Sa Môn bảo: Sau này ở đây có tội lớn, rất đáng thương. Sau nhà Tấn bị loạn lạc. Khi Tôn Giả về Tây, vô số người đưa tiễn, Sa Môn bước đi thong thả thế mà ngựa đuổi theo không kịp.
Đầu đời Tấn, Sa Môn Phật Điều ở núi Thường Sơn, ngày Kinh hành trên núi đêm ngủ trong hang cọp.
Một hôm Trời đổ tuyết lớn, con cọp về hang, Sa Môn nói: Ta chiếm nhà của ngươi thật hổ thẹn, Sa Môn phủi tuyết trên mình cọp, cọp liền xuống núi.
Thấy mọi người Sa Môn nói: Trời đất còn băng hoại huống chi là con người. Sau đó Sa Môn về phòng, ngồi thẳng thị tịch.
Mấy năm sau, đệ tử tại gia lên núi đốn gỗ, thì Sa Môn vẫn còn, chúng kinh ngạc hỏi: Hòa Thượng vẫn ở đây?
Ta vẫn ở đây. Mọi người bèn đào mộ, thì thấy mộ trống.
Sa Môn Kiện Đà Lặc trước du hóa ở Lạc Dương vào đời Tấn. Tuy Kinh phong thái của Sa Môn nhưng mọi người chưa thấy sự linh ứng.
***