Phaùt taâm boà ñeà
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

tinhkhongphapsu.vn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ - CHƯƠNG NĂM - DU LÝ

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ

Soạn thuật: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thích Đạo Tuyên, Đời Đường
 

CHƯƠNG NĂM

DU LÝ
 

Từ khi phát khởi văn tự, bắt đầu từ Bào Hy, mãi đến thời Tiền Đường trải qua nhiều Triều đại có thể ghi chép để nhận biết. Từ thời nhà Tần nhà Chu trở về trước, con người đang là thuần tố, tâm tình quan hệ chẳng xa, nên khiến hỏi thông chỉ ước tại thần châu.

Từ thời nhà Hán nhà Ngụy trở về sau, văn tự rộng lưu hành nên mọi sự lắm nhiều phát khởi và rộng thấy càng xa. Nên Tượng tư chuyển tải giúp đường thông cáo ấy lập, giẫm trải không tạng mà qua Côn Khâu, vượt quá Khê Điền mà đạp đến Điểu Huyệt.

Long văn chóng nhanh nhiễm ô huyết tuy tuyệt cảnh vật mà có thể truy tìm, minh châu đã đẹp xinh túy vũ tận chân Trời mà có thể nêu.

Binh cùng võ phiền thật là Lão Sư của Đại Uyển, bưng tiết biển bùn tin vương mạng mà xa che, kịp đến lúc vua Hiển Tông, Minh Đế Lưu trang 58 - 76 thời Đông Hậu Hán cảm mộng điềm lành, là khai nguồn mở mang nhân hóa. Mọi người kính tin mến mộ đạo từ đó dần Đông.

Hoặc có vị bùi ngùi vì sinh sống nơi chốn biên địa nên gieo mình tìm đến Trời Tây. Hoặc có vị thông rành giáo pháp muốn hoằng dương xiển hóa nên giất sách đến phương Đông.

Hoặc có vị đích thân khai mở giáo tích, chẳng đến xa tìm Kinh. Hoặc linh tướng khuôn phép xưa cũ gần gũi song xem xét rõ. Những vị nêu cử nhiều ấy kết cục quy về Tích Tông.

Nên dụng khai mở thần của bao gồm hay riêng biệt, lược bắt đầu từ thời Tiền Tây Hán, mãi đến thời Tiền Đường chúng ta đây, trước sau các sứ qua lại gồm có hai mươi bận.

Thả như Trương Phiên tìm cội nguồn dòng nước, ấy chỉ là phạm tục, nhưng bắt đầu nghe được danh xưng của Phật thì dần đượm của Thích Hóa, nên cũng liệt thông mở đầu cầu pháp.

Nay đây sưu tìm bao quát từ các truyện ký, nêu rõ ràng các đường kẻ sứ đi tường tự trước sau để bày rõ chứng cứ vậy.

Một là: Vào thời Tiền Tây Hán, Vua Võ Đế, Lưu Triệt 140 - 186 trước Tây lịch, sai phái Bát vọng hầu Trương Khiên tìm cội nguồn sông Hoàng, từ đường phía Bắc vào Đại Uyển rồi đến Đại Hạ, thấy gậy cung trúc, vải bố đất Thục, người dân nước đó gọi là thân độc. Thân độc tức tiếng gọi lầm bậy của Thiên Trúc.

Theo Hậu Hán Thư nói: Nước đó rộng lớn bằng phẳng, khí tiết hài hòa, là nơi các bậc Linh trí giáng hiện, những Bậc Hiền ý nổi sinh. Thần tích quái lạ, lý vượt ngoài con người, cảm nghiệm rõ ràng, sự bày ngoài Trời đất. Mà Trương Khiên há là người không nghe.

Đâu chẳng lẽ đường bít lối, vận nước vài lần mở lối nhỏ hẹp ư?

Hai là: Vào thời Hậu Đông Hán, năm Vĩnh Bình thứ ba Vua Hiển Tông Hiếu Minh Đế Lưu Trang ban đêm mộng thấy người vàng, thân cao lớn hơn cả trượng mang đeo ánh sáng mặt nhật mặt nguyệt bay đi trước Điện, Vua bèn đem hỏi quần thần.

Có Phó Nghị là người thông minh đáp rằng: Thần nghe ở Tây Vức có vị Thần tên gọi là Phật. Điềm mộng của bệ hạ chắc hẳn là đó vậy. Vua mới sai Lang Trung Thái Hâm, bác sĩ Trần Cảnh v.v... từ núi Tuyết huyện Nam đầu men theo đường vào đến Thiên Trúc, đồ họa hình tượng, tìm hỏi Phật Pháp và thỉnh dẫn các Sa môn Ca Diếp Ma Đằng, Trúc Pháp Lan v.v... trở lại tìm theo đường cũ mà về đến Lạc Dương.

Ba là: Vào thời Hậu Hán, năm Kiến Nguyên nhất thứ 10 - 199 dưới thời Vua Hiến Đế Lưu Hiệp 190 - 220, Tần Châu Thứ Sử sai Thành Quang Tử từ núi Điểu thử vượt qua cầu sắt mà vào, đích thân đến nước Đạt Sấn. Đến ngày trở về lại men theo đường trước mà tự lưu xuất Biệt Truyện.

Bốn là: Vào thời Vua Võ Đế, Tư Mã Viêm 265 - 290 thời Tây Tấn, có Sa môn Trúc Pháp Hộ ở Đôn Hoàng vân du Tây Vức trải qua ba mươi sáu nước, mang Kinh Điển tiếng người Hồ men theo đường vừa đi vừa phiên dịch, khi về đến Trường An dựng lập Chùa phía ngoài Thanh môn, nhóm Chúng Tăng tu tập có hơn ngàn vị. Nên giáo tướng rộng lưu bày tại Đống Hạ, Sa môn Trúc Pháp Hộ rất có công đặc thù.

Nên Sa môn Thích Đạo An nói rằng: Nếu thân gần được ông ấy, Trúc Pháp Hộ thì bút hẳn tự làm cương lãnh, ắc chánh chí ngôn ấy vậy.

Năm là: Đầu niên hiệu Long An 397 thời Đông Tấn, Sa môn Thích Bảo Vân ở Lương Châu, cùng các Sa môn Thích Pháp Hiển, Thích Trí Nghiêm v.v... trước sau lần lượt cùng vào Thiên Trúc, mà Sa môn Bảo Vân trải qua các nước Đại Hạ, thông hiểu các thứ âm nghĩa.

Sau, trở về lại Trường An rồi đến Giang Biểu, phiên dịch các Kinh, tức nay hiện đang lưu bố hưng thạch không gì chẳng lưu xuất từ Sa môn Bảo Vân. Song, Sa môn Bảo Vân mến thích cảnh nhàn tĩnh, trọn đời ở tại núi Lục Hợp, mà sự kiện vân du Tây Vức có lưu truyền.

Sáu là: Trong khoảng niên hiệu Hoằng Thỉ thời Hậu Tần Diêu Hưng tương đương thuộc dưới thời Đông Tấn, tại Kinh Triệu có Sa môn Thích Trí Mãnh cùng đồng bạn cả thảy mười năm người.

Từ Lương Châu vân du đến Tây Vức trải qua các nước Thiện Thiện rồi đến nước Kế Tân, thấy gặp được năm trăm vị A la hán hỏi bày phương tục, trải qua hai mươi năm, đến năm Giáp tý 424 mới cùng một người bạn trở về lại phương Đông.

Về đến Lương Châu vào đất Thục và đến cuối niên hiệu Nguyên Gia 454 thời Tiền Tông mới về đến Thành Đô, sự kiện vân du Tây Vức có truyện, nêu bày chứng cứ rất rõ ràng, với tựa đề là Sa môn Trí Mãnh du hành ngoại Quốc truyện. Từng thấy tại Thục Châu vậy.

Bảy là: Cuối niên hiệu Kiến Hưng thời Hậu Yên, Sa môn Thích Đàm Mãnh theo đường Đại Tần vào đến thành Vương Xá. Mãi tới ngày trở về thì theo đường Đá Lịch mà về đến Đông Hạ.

Tám là: Năm Hoằng Thỉ thứ hai 399 thời Hậu Tần, Sa môn Thích Pháp Hiển cùng các bạn đồng học như Sa môn Tuệ Cảnh v.v... phát xuất từ Trường An trải qua đường nước Vu Điền, vân du trên ba mươi nước.

Chỉ riêng một mình Sa môn Pháp Hiển đi đến nước Sư Tử thuộc Nam Hải, rồi mới theo thuyền biển thỉnh mang Kinh Tượng về đến Lao Sơn. Thanh Châu, lên đất Tấn, sang Dương Châu, Kinh Châu v.v... phiên dịch các Bộ Kinh, quá trình vân du có truyện ghi để lại.

Chín là: Trong khoảng niên hiệu Chu Sơ, tại Lương Châu có Sa môn Trí Nghiêm vân du đến Tây Vức, đến nước Kế Tân để thọ học Thiền Pháp rồi trở về lại Trường An theo hướng Nam đến Dương Châu, Tống Đô, phiên dịch các Kinh.

Nhưng vì đối với sự thọ giới, có điều nghi ngờ nên lại sang Thiên Trúc, gặp được vị La hán, bèn hỏi, nhưng vị La hán ấy không thể tự quyết xét bèn vì lên cung Trời hỏi Bồ Tát Di Lặc rồi trở lại mách bảo cho về sự đắc giới.

Từ đó, Ngài trở về đến nước Kế Tân thì thị tịch, sai bảo các đệ tử như Sa môn Trí Vũ v.v... báo nêu chứng từ Tây Vức trở về.

Mười là: Năm Vịnh Sơ thứ sáu thời Tiền Tống, tại Hoàng Long có Sa môn Thích Pháp dõng là người có chí khí oai hùng cao xa, nghĩ suy mến mộ Thánh Tích, bèn vời gọi các đồng bạn, như Sa môn Tăng Mãnh, Đàm Lãng v.v... cả thảy hai mươi năm vị, phát xuất từ Ung Châu theo hướng Tây vào núi Tuyết, vượt trải qua cầu dây, trạm mác, vượt vách đá, đến lúc xuống đất bằng thì đã có mười hai vị qua đời.

Các đồng bạn còn lại cùng dẫn nhau đến nước Kế Tân, rồi theo hướng Nam giẫm trải khắp các xứ Ấn Độ. Sau đó, theo thuyết biển về đến Quảng Châu. Quá trình du hành có truyện ghi chép lưu để lại.

Mười một là: Trong khoảng niên hiệu Nguyên Gia 424 - 454 thời Tiền Tống, tại Lương Châu có Sa môn Thích Đạo Thái vân du các nước Tây Vức lầu thỉnh được luận Đại Tỳ Bà Sa rồi trở về đến Lương Châu, dòng tộc trở về nhóm tập Chúng Tăng phiên dịch và lưu truyền.

Mười hai là: Trong khoảng niên hiệu Nguyên Gia 424 - 454 thời Tiền Tống, tại Ký Châu có Sa môn Thích Tuệ Duệ vân du đến biên giới phía Tây nước thục đến Nam Thiên Trúc, thấu hiểu các thứ phương tục âm nghĩa, trở về lại Lô Sơn, lại vào Quang Trung và trở về Giang Nam.

Mười ba là: Khoảng cuối niên hiệu Thái Võ thời Hậu Bắc Ngụy, có Sa môn Thích Đạo Dược theo đường của nước Sơ Lặc vào Kinh huyện vượt đến nước Tăng Già Thi. Đến lúc trở về, tìm theo đường cũ, có trước thuật truyện một quyển.

Mười bốn là: Trong thời Tiền Tống 420 - 479, có Sa môn Đạo Phổ. Người nước cao xương vân du đến Đại Hạ, chiêm bái bốn ngôi Tháp, Đạo Thọ và các Linh Tích, riêng có ghi thuật bộ truyện lớn. Lại còn có Sa môn Thích Pháp Thạnh cũng người nước Cao Xương vân du sang nước Phật, có trước thuật truyện bốn quyển.

Mười lăm là: Năm Thần Quy thứ nhất 519 thời Hậu Bắc Ngụy, có Tống Vân. Người xứ Đôn Hoàng cùng Sa môn Đạo Sinh v.v... theo đường cầu sắt bên cạnh núi Xích Lãnh đến chỗ Tháp Tước Ly ở nước Càn Đà Vệ, đến lúc trở về, lại men tìm đường cũ.

Mười sáu là: Trong thời Tiền Đường, Sa môn Huyền Trang ở Chùa Đại trang nghiêm tại Kinh Đô, vào năm Trinh Quán thứ ba 629, một mình một bóng vân du Tây Vức tìm cầu giáo tích.

Mới đầu từ Kinh ấp theo hướng Tây đến Sa Châu, riêng giẫm trải hiểm nguy, qua các bờ ải, đến xứ Cao Xương, đã nhận chịu đủ thứ nguy khốn.

Bấy giờ Vua nước Cao Xương là Khúc Thị vì ban cấp mọi vật, truyền đưa đến các Nha sở của Đột Quyết, Hiệp Hộ. Ở kia lại dẫn đưa đến núi Tuyết rồi theo hướng Bắc đến các nước Phiên, Hồ, chiêm ngưỡng trông xem khắp các nơi xưa kia Đức Phật từng đến giáo hóa.

Lại theo hướng Đông Nam ra khỏi núi Tuyết lớn đi đến các nước Ấn Độ, trải suốt mười năm. Sau đó, từ phía Nam Thông Lãnh, thuộc phía Bắc núi Tuyết giẫm trải qua các núi nước mà trở về phương Đông, trải qua các nước Vu Điền, Lũ Lan v.v... cả thảy có một trăm năm mươi nước.

Đến năm Trinh Quán thứ mười chín 645 mới về đến Kinh Đô, vâng phụng sắc chiếu phiên dịch các Kinh. Có trước thuật bộ Tây Vức truyện mười hai quyển.

Tôi Đạo Tuyên qua quá trình tìm xem các Bộ Tăng Truyện và rộng xét mọi thấy nghe, chư vị tiền bối vân du đến đất Phật đầy đủ như trên vậy. Những điểm trông thấy trong các truyện ký có lúc nêu bày ẩn hiện, do đó chỉ lấy điểm sáng tỏ mới làm giềng mối tiếp nối đó.

Đến như các Sa môn Pháp Duy, pháp biểu tuy có nêu danh mà không ghi chép, tính lường đó thật khó biên tập vậy. Lại nữa, những vị qua lại ở thời nhà Tùy và dưới thời Tiền Đường đây đều luôn tiếp nối du lịch, đầy đủ trình tự du tố.

Với hạng ấy thì sao có thể đầy đủ cụ thể ư?

***