Phaùt taâm boà ñeà
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

tinhkhongphapsu.vn

THÍCH THỊ KÊ CỔ LƯỢC TỤC TẬP - PHẦN BẢY

THÍCH THỊ KÊ CỔ LƯỢC TỤC TẬP

Giảng giải: Tỳ Kheo Đại Văn Huyễn Lâm
 

PHẦN BẢY
 

Năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiên Lịch thứ hai, vua sắc xây dựng Chùa Long Tường Lập Khánh ở Kiến Khang, Chùa Sùng Hi Vạn Thọ ở Tưởng Sơn, lệnh cho các quan giỏi văn chương gom tập Kinh Điển và các bộ sách lớn của thế gian.

Đổi Kiến Khang thành Lộ Tập Khánh, tôn vị Tăng Tây Tạng là Liễn Chân Ngật Thích Tư làm Đế Sư. Khi Sư đến, vua bảo các Triều thần từ nhất phẩm trở xuống phải ra ngoài thành nghinh đón, các đại thần đều phủ phục dâng rượu nhưng Đế Sư chẳng động.

Chỉ có quan Quốc Tử Tế Tửu Bột Mộc Lỗ Thân đứng thẳng dâng rượu và nói rằng: Đế Sư là đệ tử của Thích Ca, thầy của Tăng nhân trong thiên hạ. Tôi là môn đồ của Khổng Tử, là thầy của Nho sĩ trong thiên hạ, xin được không thi lễ. Đế Sư cười đứng dậy nâng chén rượu uống hết. Mọi người đều kinh sợ.

Năm Bính Ngọ, niên hiệu Chí Thuận thứ nhất gia phong cha của Khổng Tử là Thúc Lương Hột là Khải Thánh Vương, mẹ là Nhan Thị là Khải Thánh phu nhân, Nhan Tử là phục Thánh Công, Tăng tử là Tông Thánh Công, Tử Tư là Thuật Thánh Công, Mạnh Tử là Á Thánh Công.

Tuệ Quang Thiền Sư tên là Thích Dung Chiếu, tự Tuệ Quang, thọ học nơi Hoa Tạng, tu tập Thiên Thai Giáo Quán. Sau theo Pháp Sư Trạm ở Uyên Tẩu đến trụ Chùa Diên khánh ở Hoa Đình, ra sức nghiên cứu giáo thừa, đồng thời siêng năng tu tập thiền định, ngày đêm sáng tối chưa từng gián đoạn.

Học do chí mà đạt đến, làm nghi biểu chốn tòng lâm, dẫn dắt giúp đỡ đại chúng hơn bốn mươi năm, thanh danh vang đến Kinh đô. vua biết được nên có thưởng và ban hiệu. Mỗi năm vào Tết Nguyên đán Sư dẫn chúng tu pháp sám kim Quang Minh, cầu hoàng đế tăng thọ.

Ngoài thời gian thuyết pháp, Sư dốc sức lễ sám để cùng với chúng sinh quét sạch trần cấu, gom nhóm căn lành, về già Sư càng siêng năng tu tập. Người đạt được pháp của Sư có ba vị, Tăng Truyện ghi đó là Cư Giản, Tông Cừ và Tông Quyền đều là Long Tượng của pháp môn.

Phạm Quách tự là Đức Cơ, người Thanh Giang, có thiên tư dĩnh ngộ khác người. Tuy thân gầy nhưng chịu thanh bần khắc khổ, giống như đứa trẻ, nhưng lại siêu nhiên vượt ngoài dòng thế tục. Ngô Trừng cho ông là kẻ sĩ độc lập độc hành, đúng là bậc quân tử của đất Hán ở phương Đông, chứ chẳng phải là hư danh.

Năm Tân Mùi niên hiệu Chí Thuận thứ hai, Hàn lâm học sĩ Ngô Trừng qua đời, ông có chú thích các bộ Dịch, Xuân Thu, Lễ Ký và hiệu đính các sách như hoàng đế Cực Kinh, Thế Thư, Đại Đới lễ. Vua tặng tước Lâm Xuyên Quận Công, thụy là Văn Chánh.

Năm Nhâm Thân, niên hiệu Chí Thuận thứ ba. Vào tháng bốn động đất ở Thiên Ninh, tháng năm động đất ở Kinh đô, có phát ra âm thanh. Bạch hồng tịnh nhật vầng trắng vây quanh mặt trời xuất hiện lan khắp bầu Trời. Tháng tám trống Trời vang ở Đông bắc. Kinh Đô, Thiểm Tây có động đất, vua băng hà ở Thượng đô.

Ninh Tông

Ninh Tông: Tên là Hi Lân Chân Ban, con thứ của Minh Tông. Đầu tiên được phong làm Phu Vương. Khi Văn Tông sắp băng hà, di chiếu truyền ngôi cho ông, bấy giờ vua mới bảy tuổi, tại vị mới hai tháng thì băng hà.

Lâm Đàn Đại Đức húy là Tuệ Vấn, họ Trương người ở Quy Đức. Đầu tiên Sư nương một bậc kỳ túc là Công Công mà xuất gia, năm hai mươi tuổi thọ giới Cụ túc. Sau theo Đại Đức Ôn Công thọ giới Bồ Tát, rồi kế thừa dòng pháp của Đàn chủ Ân Công. Từ đó hành nghiệp ngày càng Tăng tiến, tiếng tăm ngày càng vang xa, người theo học ngày càng đông.

Sư giữ gìn trai giới rất nghiêm, giữ gìn ca sa rất cẩn mật, đi nơi đâu bên thân cũng đầy đủ ba y, một bát. Suốt ngày chỉ chăm chăm niệm Phật. Tăng tục cùng nhau đến Sư cầu giới rất nhiều, nhận một lời chỉ dạy không ai chẳng vui mừng cảm động lãnh thọ.

Sư thuyết pháp hơn vài mươi năm, đăng đàn truyền giới hơn bốn mươi hội. Các đại thần đối với Sư đều theo lễ thầy trò. Người được Sư giáo hóa có hơn vạn. Vào ngày hai mươi hai tháng mười một năm này Sư thị tịch, thọ bảy mươi ba tuổi Phật Tổ Thông Tải Thuận Tông.

Thuận Tông: Tên là Thỏa Quán Thiếp Mục Nhĩ, con trưởng của Minh Tông, vào đời Văn Tông, vì bị dèm siễm nên ông phải ra ở Quảng Tây. Khi Minh Tông băng hà ông được lên ngôi, tại vị ba mươi sáu năm, khi quân nhà Minh vào Kinh thành, ông chạy đến Ứng xương, ở đây được một năm thì băng hà.

Ngày mồng tám tháng sáu năm Quý Dậu, niên hiệu Nguyên Thống thứ nhất, vua lên ngôi, đổi niên hiệu ba lần là Nguyên Thống hai năm, Chí Nguyên sáu năm, Chí Chánh hai mươi bảy năm. vua lễ thỉnh Công Ca Nhi Lam Tang Ban Tang Bốc làm Đế Sư.

Pháp Sư Thiên Trúc húy Chân Tịnh, tự Như Am, Hoa Đình, họ Diêu.

Một hôm mẹ Sư là Chu Thị nằm mộng thấy mặt trăng rơi vào bụng mà có thai Sư, khi sinh có ánh sáng lành chiếu sáng khắp phòng, có một vị Tăng lạ đến chỉ đứa trẻ và nói với người mẹ rằng: Đứa bé này là Pháp Sư Hải Nguyệt sinh trở lại.

Năm lên chín tuổi Sư nương Minh Tỉnh Chí Công học Kinh Pháp Hoa, vừa qua tai thì thuộc lòng. Mười sáu tuổi được độ làm Tăng, học rộng các thừa. Đầu tiên tham yết Vân Mộng Trạch Công, Vô Cực Độ Công, đạt được hết sở học.

Trong các năm Đại Đức 127 - 130, Sư trụ ở Đức Tạng, Hải Diêm. Đến các năm Chí Trị 1321 - 132 Sư chuyển sang trụ ở Siêu Quả Tùng Giang. Trong các năm Thái Định 132 - 132 thì trụ ở Hạ Thiên Trúc. Sư đề ba chữ Phật Quốc Sơn trên cổng lớn của Chùa để cho mọi người biết.

Trong các năm Chí Thuận 1330 - 1333 Sư được Ngài Trạm Đường Trừng Công đề cử làm người kế thừa. Sư tận tâm lực hoằng pháp, người học tụ tập cả ngàn vị. Vua mến mộ đạo đức của Sư nên ban hiệu là Phật Tâm Hoằng Biện và Ca Sa Tăng Già Lê viền sợi vàng.

Sư lấy việc tụng Kinh Pháp Hoa làm thời khóa, dù lạnh nóng chưa từng thiếu sót. Vào năm này Sư thị hiện có bệnh, viết kệ để lại rồi thị tịch, thọ bảy mươi hai tuổi, năm mươi hạ lạp. Sau khi trà tỳ thu được nhiều Xá Lợi năm màu, lưỡi và xương đầu chẳng cháy. Tháp thờ được lập ở bản sơn Tăng Truyện.

Mồng một tháng giêng năm giáp Tuất, niên hiệu Nguyên Thống thứ hai, mưa máu ở Biện Lương, thấm đỏ cả quần áo.

Tháng ba mưa lông ở Chương Đức, giống như sợi tơ màu xanh, trong dân gian có bài đồng dao rằng: Trời mưa tơ xuống, nhân dân sinh oán, cả đất Trung nguyên, ắt có tai biến, lụt lội hạn hán, thay nhau phát sinh. Tháng bảy có sao băng lớn như cái bát, màu đỏ có ánh sáng. Tháng tám có động đất ở Kinh Đô, Trời rạng sáng thì núi lở, phá thành một cái ao rộng trăm dặm.

Năm Ất Hợi, đổi niên hiệu là Chí Nguyên thứ nhất.

Năm Bính Tý, niên hiệu Chí Nguyên thứ hai, động đất ở Túc Tòng núi bị xé. Tần Châu núi lở, sâu lúa xuất hiện ở Hoàng Châu. Còn ở Triết Giang từ mùa Xuân cho đến tháng tám Trời vẫn không mưa, nhân dân đói khổ, vua ban chiếu cứu trợ.

Tháng bốn năm Đinh Sửu, niên hiệu Chí Nguyên, một ngôi sao xuất hiện ở Vương Lương đến tháng bảy mới tắt ở Quán Sách, tên của ngôi sao này định là ngôi sao Phòng, chủ về loài ngựa, lại có tên mười hai là Thiên tứ. Vì Vương Lương giỏi biết ngựa cho nên đặt tên như thế.

Tháng năm dân gian có lời đồn rằng: Triều đình tuyển chọn các đồng nam đồng nữ, cho nên đồng loạt cưới nhau hết.

Sao chổi xuất hiện ở Đông bắc. Tháng bảy ở huyện Võ Thiệp có sâu lúa xuất hiện, Y Trương Khoan ngửa mặt lên Trời nguyện rằng: Hãy giết chết Y này, chớ làm tổn thương trăm họ! Quạ đen ăn hết loài sâu này. Vua sai khắc bản bộ luận do Kim Lý Tường soạn, đồng thời khảo chứng và cho lưu hành, trong đó môn nhân của Lý Tường là Hứa Khiêm viết lời tựa.

Hứa Khiêm tự là Ích Chi, học tập nơi Kim Lý Tường.

Lý Tường dạy rằng: Nho học của ta, lý chỉ là một mà phân biệt khác nhau, Lý chẳng lo chẳng phải một, điều đáng ngại là ở nơi phân biệt! Do đó Hứa Khiêm đặt sự luận biện ở nơi phân biệt, mà cốt yếu là quy về Nhất lý.

Kim Lý Tường lại dạy: Đạo của Thánh Nhân chỉ ở nơi trung mà thôi! Do đó Hứa Khiêm đối với mọi sự chỉ cầu chỗ Trung mà sử dụng, và tự cho rằng ta chẳng phải là người có lỗi lớn, chỉ vì dụng công học tập không gián đoạn. Giáo của ông lấy ngũ tánh, nhân luân làm gốc. Lấy thuật khai minh tâm, biến hóa khí chất làm đầu. Lấy sự vị kỷ làm then chốt để lập tâm. Lấy sự phân biệt nghĩa lợi làm phép tắc xử sự.

Ông từng nói: Hoặc giả mình đã biết lại làm cho người cũng được biết, như thế há chẳng sung sướng lắm ư?

Cũng năm này ông qua đời, thọ sáu mươi tám tuổi, hàng môn nhân gọi ông là Bạch Vân tiên sinh. Ông có soạn Tứ Thư Tòng Thuyết Thi, Danh Vật Sao, Độc Thư Truyện, Quán Sử. Sau vua ban thụy là Văn Ý.

Đồng thời Trần Nhạc ở Hưu Ninh, Hồ Nhất Quế ở Vụ Nguyên đều vì giảng cái học minh đạo mà được kính trọng bấy giờ.

Thái Bạch là tượng của Thượng Công Đại Tướng Quân xuất ở hướng Tây sẽ lặn ở Tây, xuất phương Đông sẽ lặn ở Đông. Quá ngọ là đã đi qua bầu Trời, cho rằng ban ngày thấy hiện ở trên Trời. Thái bạch là sao Thiếu âm, lấy cung Kỷ Mùi làm giới hạn, nhưng đi qua cả bầu Trời là vì có điềm chẳng thần phục mà khởi binh.

Tháng giêng năm Mậu Dần, niên hiệu Chí Nguyên thứ tư, vì họa động đất mà đại xá thiên hạ. Tháng bốn mưa đá, hạt lớn như nắm tay, có các dạng như vòng, xuyến, Sư tử, voi… núi chấn động ở Tín Châu, mưa lớn ở Thiệu Vũ, nước ngập hai trượng. Núi lở ở Củng Xương, chôn vùi nhiều người.

Tháng bốn mùa hạ năm Kỷ Mão, niên hiệu Chí Nguyên thứ năm, gia phong hiếu nữ Tào Nga hiệu là Tuệ Cảm Linh Hiếu Chiêu Thuận Thuần Ý Phu Nhân.

Tháng sáu ở Đinh Châu nước dâng hơn ba trượng, ngập cả nhà cửa ruộng vườn.

Sao Thái bạch thường đi qua bầu Trời.

Tông Chu Pháp Sư húy là Tử Văn, người Tứ Minh, đắc pháp nơi Ngài Bắc khê, Văn Công, đầu tiên ra trụ ở Chùa Bảo Vân, thông đạt giáo quán, nghiêm trì luật nghi. Lúc bình thường thì nói năng chậm chạp, nhưng một khi lên tòa thì luận biện thao thao, như nước trên cao đổ xuống không gì ngăn được. Lúc lâm chung Sư còn giảng Kinh Thập Lục Quán, giảng xong liền thăng tòa từ biệt chúng mà thị tịch.

Có người thưa hỏi Sư rằng: Về hậu sự Hòa Thượng chưa từng dặn dò chỉ dạy, đến lúc ấy thì báo thị tịch như thế nào?

Sư đáp: Đã là Tăng thì việc cần làm liền làm, chớ làm theo kẻ thế tục, vì nhi nữ chấp trước tính toán mà có hậu sự!

Đại chúng tha thiết khẩn cầu. Nhưng Sư liền xuống tòa, trở về phương trượng, mỗi mỗi đều ghi chép. Sau đó chắp tay niệm, danh hiệu Tây Phương Tứ Thánh, hồi hướng phát nguyện xong thì thị tịch. Sau khi trà tỳ thâu được vô số Xá Lợi Tăng Truyện.

Năm Canh Thìn niên hiệu Chí Nguyên thứ sáu, xử sĩ Ngô Lai luận về làm văn giống như dùng binh, có chánh có kỳ, chánh là pháp độ, như đội ngũ phân minh. Kỳ tức chẳng bị pháp độ trói buộc, thiên biến vạn hóa, thì chẳng từng loạn động.

Thiên Như Thiền Sư húy là Duy Tắc, đắc pháp nơi Trung Phong Quốc Sư, trụ ở Sư Tử lâm, Cô Tô. Sư có soạn Lăng nghiêm Hội Giải, Thiểu Tông Ngữ Lực, Tịnh Hoặc Vấn, Thập Pháp Giới Đồ Thuyết lưu hành ở đời.

Nguyên Toái Pháp Sư người ở Thiều Khê, Sư có các tác phẩm Viên Giác Kinh Tập Chú lưu hành ở đời.

Hưu Canh Pháp Sư húy là Dật, một trong ba cao đồ của Ngài Vân Môn, Sư có Thi Văn Tập lưu hành ở đời.

Năm Tân Tỵ, niên hiệu Chí Chánh thứ nhất, vua xem sách của Tống Huy Tông và khen hay.

Học sĩ Lăng Lăng tâu rằng: Huy Tông thật đa năng, nhưng có một việc bất năng, mà thân bị nhục nước bị mất đều là do chẳng thể làm vua dẫn đến Bất năng vi quân sở trí. Bậc nhân chủ quý ở chỗ là có năng lực làm vua.

Nguyên Tẩu Thiền Sư húy Hành Đoan, họ Hà ở Lâm Hải, xuất gia ở viện Hóa Thành, tham học nơi Ngài Kính Sơn Tạng Tẩu mà đạt được yếu chỉ. Năm Canh Tý, niên hiệu Đại đức Sư khai đường thuyết giảng ở Chùa Tư Phước, Hồ Châu, tiếng tăm vang đến Kinh Thành, vua hạ chiếu ban hiệu Tuệ Văn Chánh Biện, tước Bình Chương, Trương Lư Công, từ Trung Thiên Trúc chuyển sang trụ ở Linh Ẩn. Vua ban chiếu lập hội Thủy Lục Trai ở Kim Sơn, thỉnh Sư thuyết pháp, lại theo chiếu mà vào cung, tâu đối rất hợp ý vua, nên gia phong hiệu Phật Nhật Phổ Chiếu.

Sau trở về Nam ẩn cư tại Tây Am. Năm Nhâm Tuất niên hiệu Chí Trị đồ chúng thỉnh Sư trụ Kính Sơn. Ba lần được ban y Kim lan, mọi người đều cho là vinh hiển, còn Sư vẫn tự như.

Đầu tiên Tống Độ Tông lập đàn, tâu trình lên thiên đình gặp Thượng đế, vì việc Trụ Trì đời bốn mươi tám của Kính Sơn, đời bốn mươi bốn của Hổ Nham, cho rằng việc Trụ Trì há thể vội vàng tự ý được ư?

Tất cả đều do Thiên Đình sự định. Sư nghe điều này ra sức phản bác. Và Sư là người thích hợp để kế thừa.

Ngu Am Thiền Sư húy là Siêu Trí, tự Dĩ Trung, người Cô Tô, đắc pháp nơi Nguyên Tẩu Hành Đoan. Sư lần lượt Trụ Trì Chùa Long Giáo và Phổ Từ. vua ban hiệu là Minh Biện Chánh Tông Quảng Tuệ Thiền Sư. Sau đó lên Tịnh Từ rồi Trụ Trì ở Kính Sơn.

Đã bốn lần lên tòa cao xiển dương Phật Pháp, chấn động khiến Trời người quỷ thần đều nghe. Tăng tục đến tham học rất đông. Sau đệ tử của Sư gom tập ngữ lục ở bốn hội, Tống Văn Hiếu viết lời tựa vô cùng tán dương, phát khởi lòng tin kính cho mọi người.

Mai Ốc Thiền Sư húy là Niệm Thường, sống ở Hoa Đình, họ Hoàng. Một hôm mẹ Ngài là Dương thị cầu khẩn Quán Âm Đại Sĩ, thì đêm ấy mộng thấy một vị lão Tăng lông mi dài gá vào mà có thai Sư. Khi sinh Sư, có ánh sáng kỳ diệu chiếu khắp phòng, và mùi hương lạ xông khắp.

Sư Xuất Gia ở viện Viên Minh, Bình Giang học tập các Kinh Điển, kế đến tham học nơi Hối Cơ Hy Công mà tỉnh ngộ. Sau đó Sư lễ bái ở Ngũ Đài sơn, rồi đến Kinh Đô, được Đế Sư tôn ngưỡng, mời dự vào hội chép Tạng Kinh chữ vàng. Sư soạn Phật Tổ Thông Tải, gom chép đầy đủ sự tích của pháp môn qua các thời đại. Sư Trụ Trì ở Tường Phú, là một bậc siêu xuất trong hàng Tăng.

Dụng Minh Thiền Sư húy là Ân, người Tứ Minh. Sư có tác phẩm Văn Tập lưu hành thế gian.

Đoạn Giang Thiền Sư húy là Ân, một trong ba cao đồ của Ngài Vân Môn.

Năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Chí Chánh thứ hai, người ở Đại đồng ăn thịt lẫn nhau, động đất phát ra âm thanh như sấm, núi La Phù ở Tuệ Châu bị lở.

Năm Quý Mùi, niên hiệu Chí Chánh thứ ba, vua ban chiếu tu chỉnh ba bộ sử Liêu, Kim và Tống, phong Thoát Thoát làm quan Đô Tổng Tài.

Học sĩ Yết Hệ Tư tự là Mạn Thạc, người ở Phong Thành.

Thoát Thoát hỏi ông việc chánh trị lấy gì làm đầu?

Ông đáp rằng: Lấy việc tích tụ nhân tài làm đầu. Nuôi dưỡng họ khi danh vọng của họ chưa có được, sử dụng họ sau khi họ đã hoàn toàn nắm được các việc, thì mới được. Sau ông qua đời được phong tước Quận Công, thụy là Văn An.

Trạm Đường Pháp Sư húy Tánh Trừng, hiệu Việt Khê, họ Tôn, người Cối Kê, mẹ Ngài là Khương thị một hôm nằm mộng thấy mặt trời mà có thai, sinh ra Sư. Đầu tiên Sư lễ Luật Sư Thù ở Thạch Môn cầu xuất gia và thọ giới Cụ Túc, hiểu sâu nghĩa chỉ trì tác phạm. Kế đến nương Phật Giám Thiểm Công học Thiên Thai giáo quán, lại tham yết Vân Mộng Trạch Công thì càng thêm được kính trọng.

Sư xin khôi phục lại Thiên Thai Quốc Thanh tự, sang Cao Ly tìm cầu những Kinh Điển bị thất lạc của Tông Thiên Thai. Nước Ngô Việt bị hạn hán lớn, Sư tập chúng thuyết pháp, cầu mưa, có ứng nghiệm. Nhằm năm mất mùa nhân dân đói khát chết chóc nhiều không thể khâm liệm hết được, Sư bèn chôn cất các thi hài ấy và lập Thủy Lục đại hội để cứu độ.

***