Phaùt taâm boà ñeà
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

tinhkhongphapsu.vn

TRUYỆN TAM TẠNG PHÁP SƯ CHÙA ĐẠI TỪ ÂN ĐỜI ĐƯỜNG - BÀI TỰA

TRUYỆN TAM TẠNG PHÁP SƯ

CHÙA ĐẠI TỪ ÂN ĐỜI ĐƯỜNG

Giảng giải: Ngài Tam Tạng Pháp sư Tuệ Lập
 

BÀI TỰA
 

Ngày mười lăm tháng ba niên hiệu Thùy Củng thứ bốn Sa môn Thích Ngạn Tông biên soạn.

Đức Thích Ca đến cõi Ta Bà đầu tiên giảng nói pháp bát chánh đạo, lập ra Tam Bảo, bác bỏ Kinh Điển của các tà giáo. Do đó mà Phật Giáo được thạnh hành. Các Kinh Điển Phương Đẳng, Nhất Thừa, viên Tông Thập Địa, đều gọi là đại pháp, đều gọi là chân thuyên.

Hóa thành và y phục nhơ bẩn, cứu giúp bằng xe dê, xe nai. Đó gọi là tiểu học, là quyền chỉ. Cho đến đem thiền học, giới luật, chú thuật soi sáng cho muôn loài, để dứt bỏ hoặc nghiệp, làm lợi ích cho chúng sanh, cùng quay về bờ giác đạo.

Thế nên, trải qua các triều đại, các bậc anh quân Thánh Đức ra đời, đều hết lòng tôn kính bảo trợ. Kinh Điển trong tám hội, đều là ý nghĩa căn bản của Phật Giáo. Ba lần chuyển pháp luân mang ý nghĩa mạt chi của đạo. Trên trời rải mưa hoa bốn phía. Mặt đất rung chuyển khắp sáu cách. Giải thích hạt Châu trên búi tóc, chỉ bày hạt Châu trong chéo áo. Mượn một để phá ba nhiếp, gom ngọn trở về gốc.

Trong Phó Pháp Tạng Truyện chép: Thánh giả A Nan có khả năng tụng trì tất cả pháp tạng của Như Lai. Cũng như các loại khoáng chất đều nặn ra bình tích được, tức có nghĩa là một đời Đức Thích Tôn truyền pháp bốn mươi chín năm đều tùy căn cơ của chúng sanh mà thuyết giáo.

Khắp cả bờ sông Đề Hà đều được thấm nhuần soi sáng, làm cho các học thuật sâu sa khác đều dứt mất. Như Lai nhập diệt, Ngài Ca Diếp nối tiếp truyền thừa. Mắt sáng của Trời, người đã nhắm. Nỗi trầm luân của chúng sanh không người cứu vớt.

Cho nên Tôn Giả bèn triệu tập các bậc Thánh để kết tập lại Kinh Điển. Đem giấy mực để lập ra các pháp môn, tức là xâu hóa lại mà mở ra luật bộ. Y cứ vào Ưu Ba Đề Xá Để làm luận, giải thích rõ các pháp hữu không, phân biệt các pháp đoạn thường, chỉ bày nhân tu, soi sáng để làm quả chứng.

Lấy đó để làm khuôn phép cho đương thời và lời dạy cho đời sau. Người học Phật quy hướng về, đều nương theo nghĩa này. Các bậc vương thần đều vâng giữ, khiến tìm ánh quang minh và tìm cầu học Phật. Ngài Ma Đằng, Trúc Pháp Lan theo lời cầu thỉnh mà diển giải Kinh Điển khắp nơi. Và phiên dịch ra Kinh pháp phàm những điều dễ thì đặt ở phía sau, những điều mới thì để vào giữa và đầu. Truyền bá cái đẹp thì để ở bên ngoài.

Trình bày những nghĩa sâu xa trên lá triện. Dịch những gì tinh túy đều để bên trong. Nhưng tất cả đều đến chỗ xuất thần. Những người tư lự, hoặc mê theo tánh tướng thì duy chỉ biết lờ mờ, người đàm luận thì mê muội ở nơi phải trái, huống chi đời nay cách bậc Thánh Đã xa, giáo điển phần nhiều đều thiếu sót.

Môn đồ các tông phái cạnh tranh đâu phải chỉ bấy nhiêu thôi sao?

Thế nên Pháp sư mới ra đời, ứng với không sinh trong cửa đạo, thắp lại ngọn đèn sắp diệt. Tâm phù hợp với sự chí thành của diệu đức, lòng từ bi không bờ bến, nơi đất giác định thần trú lại. Cho nên, Ngài xuất gia học Phật để mong nhóm họp nhị không. Mong đem ngựa ngàn dặm vượt lên núi cao, thường than rằng, sách sử tiên hiền để lại có nhiều sai sót, khiến người nghe vẫn còn nhiều nghi ngờ mê hoặc chưa rõ ràng.

Trộm nghĩ, âm nhạc dưới cây ắt là do âm hưởng của vàng đá. Trong ngủ Thiên Trúc ý nghĩa của cả trăm thiên.

Do đó, Pháp sư phát tâm mạnh mẽ, xem nhẹ cái chết một mình vượt qua bao núi sông hiểm trở, đến tận ngọn Thứu Sơn, vào vườn nai, chiêm ngưỡng các thánh tích nhiệm mầu nơi đất Phật.

Trải qua mười bảy năm Trời, đi qua một trăm ba mươi nước. Đến đâu cũng nói lên sự hưng thịnh của Đại Quốc hoàng đế đương triều, thống lãnh cả quyền hào. Xét những điều cao thấp của dị học, nêu cao sự học với đồng sư.

Các vị Vua nổi tiếng đều sùng bái, đồng học đều tôn vinh, cho rằng xưa nay chỉ có vị này mà thôi. Pháp sư đi qua các nước đều thỉnh được Tam Tạng Kinh Điển Đại Tiểu thừa bằng bản Phạm, gồm có sáu trăm năm sáu bộ. Tất cả chuyên chở bằng voi ngựa vượt qua bao trạm gác để về nước. Trải qua bao sương gió nắng mưa, nhờ uy đức của hoàng đế mà được yên ổn trở về.

Đến niên hiệu Trinh Quán thứ mười chín Pháp sư về đến Thượng Kinh, Tăng ni, dân chúng khắp Kinh thành đều ra đón nước, tiếng chuông khánh rền vang khắp nẻo, Ngài vào ra mắt nhà vua, Vua cũng thiết tha thăm hỏi bao sự nhọc nhằn của Pháp sư.

Rồi sai quan Hữu ty sắp xếp chỗ cho Ngài phiên dịch. Mọi người cung kính cúng dường khó mà nói hết được.

Ngài thuộc dòng họ trâm anh, còn xa lìa thân tộc mà đi xuất gia, du hóa khắp xa gần, trong ngoài đều khen ngợi. Chỉ bày khuyến hóa để trở về chân, cũng như củi hết thì lửa tắt.

Sách này biên soạn có năm quyển, vào thời nhà Ngụy ở Chùa Quốc Tây do Sa môn Tuệ Lập thuật lại.

Ngài Tuệ Lập vốn họ Triệu, là người ở Công Lưu, tỉnh Thiểm Tây, con của Lang Tư Lệ Tùng Sự Nghị đời nhà Tùy.

Là người hiểu sâu cả Nho học và Phật Giáo, khéo luận biện lại thêm lời nói ngay thẳng, sắc diện nghiêm trang không sợ uy quyền thế lực, dù có giẫm vào lửa, đi trong nước vẫn không khuất phục.

Ngài rất kính ngưỡng sự học vấn và đức hạnh của Pháp sư Huyền Trang. Do đó mà biên chép lại để khen ngợi công đức của Ngài. Nhưng bản cảo đã viết xong, Ngài Tuệ Lập vẫn lo còn thiếu sót, những điều tốt đẹp, cho nên đem cất không phổ biến ra. Đến khi sắp thị tịch Ngài mới đưa cho môn đồ xem. Sách này về sau bị phân tán thất lạc đi. Tôi phải nhiều năm tra cứu suy tầm, sắp xếp, chú thích hiệu đính mà hoàn thành lại bộ sách này gần đầy đủ.

Do đó mà tôi viết lời tựa này để trình bày lần lượt các việc sau đây: Nhân có người lại nói với tôi rằng: Việc ở trong Phật Phật Pháp, há cho thế sự xen vào, huống chi phơi bày các việc khổ cực của bậc Thánh.

Tôi nghe xong trầm ngâm hồi lâu ý muốn lui sụt. Tay cầm quyển Kinh mà sụt sùi rơi lệ, nào đâu dám lẫn lộn giữa gạch đá mà cho là ngọc báu, cho nên mượn bản văn này soạn thành mười quyển.

Trình bày lần lượt trước sau. Mọi người xem qua xin chớ chê cười.

*