Phaùt taâm boà ñeà
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

tinhkhongphapsu.vn

TRUYỆN THẦN TĂNG - TẬP BA - THẾ CAO

TRUYỆN THẦN TĂNG

Soạn thuật: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thích Tăng Hữu, Đời Lương
 

TẬP BA

THẾ CAO
 

An Thanh tự là Thế Cao, là vương tử nước An Tức. Thuở nhỏ, hiếu hạnh song toàn, lại thêm chí nghiệp thông mẫn, khắc ý ham học. Các điển tịch ngoại quốc cũng như Thất Diệu Ngũ hành y phương dị thuật, cho đến tiếng của các loài cầm thú, tất cả đều thông đạt.

Từng đi đó đây, thấy bày chim yến, liền nói với chim yến rằng: Sẽ có người đưa thức ăn đến.

Trong phút chốc quả thật có điều này, mọi người rất lấy làm lạ. Tiếng thơm tài giỏi khác thường sớm vang cùng Tây Vực. Thế Cao nhường ngôi vua, xuất gia tu đạo, hiểu rộng Kinh Tạng, rất tinh thông giáo học A Tỳ Đàm. Đã vậy lại thích du phương, đi khắp các nước.

Năm Kiến Hòa thứ hai 18 vua Hoàn Đế, đời Đông Hán, Thế Cao đến Trung Hoa, học thông Hoa Ngữ, tuyên dịch các Kinh, có nhiều thần tích. Thế Cao tự xưng đời trước đã từng xuất gia, có một người bạn đồng học, tánh hay sân hận, được phân việc canh giữ, gặp thí chủ không được ngợi khen, mỗi lúc như vậy liền nổi sân giận. Thế Cao luôn can gián, song vẫn không thay đổi.

Như vậy hơn hai mươi năm, Thế Cao mới từ biệt với bạn đồng học, bảo rằng: Tôi phải qua Quảng Châu để đáp trả hoàn tất việc đời trước. Ông thấu rõ Kinh Điển, tinh cần chỉ tại vì sau tôi mà tánh nhiều nóng nảy sân hận, sau khi mạng chung sẽ phải nhận chịu thân hình xấu xí. Nếu tôi đắc đạo hẳn sẽ cứu độ.

 Nói xong, đi đến Quảng Châu, gặp phải giặc loạn, trên đường đi gặp một gã thiếu niên, chàng ta vung tay đao, bảo: Thật, đã được ngươi vậy.

Thế Cao cười, bảo: Ta đời trước mắc nợ nhà ngươi, nay từ xa đến để đền trả đây. Sự phẫn nộ của ngươi là ý của đời trước.

Thế Cao bèn đưa cổ dài ra chịu nhận, sắc mặt không hãi sợ. Gã thiếu niên ấy giết chết Thế Cao. Mọi người nhìn thấy bèn chôn lấp, không ai chẳng kinh hãi sự kỳ dị của Thế Cao.

Sự việc xong rồi, thần thức trở lại sinh thái tử vua nước An Tức, du hóa khắp Trung Quốc, gặp cuối thời vua Linh Đế 189, đời Đông Hán, Quan Lạc nhiễu loạn, Thế Cao mới chấn tích đến Giang Nam, bảo rằng: Ta phải qua Lô Sơn để độ bạn đồng học ngày xưa.

Đi đến Miếu hồ Cung Đình. Ở Miếu đó xưa có uy linh, các thương buôn cầu đảo, hay phân gió đưa thuyền lên xuống, mỗi không lưu dừng ứ đọng. Thường có vị Khất Thần bóng dáng người Tây Trúc, chưa hứa khả bèn lấy, thuyền cập mạn liền lật úp, Thần ấy trở về chỗ cũ. Từ đó, người đi thuyền rất kính sợ, không ai chẳng nép bóng.

Thế Cao cùng đoàn hơn ba mươi thuyền hiến dâng muôn sinh cầu phước, Thần mới giáng chúc rằng: Thuyền có vị Sa Môn, có thể cùng gọi lên.

Khách đều kinh ngạc, Thần mời Thế Cao vào Miếu, Thần nói cùng Thế Cao rằng: Tôi xưa kia ở nước ngoài cùng Ngài xuất gia tu đạo, ưa thích làm việc bố trí mà tánh có lắm sân hận, ngày nay làm Thần ở Miếu Cung đình, chung quanh trong vòng ngàn dặm đều là chổ tôi cai trị. Vì nhân bố trí nên các thứ trân quý có rất nhiều, mà cũng bởi vì sân mà phải đọa chịu quả báo làm thần như thế này.

Nay thấy bạn đồng học buồn vui có thể cùng nói. Mai đây tuổi thọ sẽ hết mà thân hình xú lậu lớn dài, như đến lúc xả bỏ thân mạng này hẳn dơ bẩn sông hồ, nên phải qua ở trong đầm Sơn Tây. Sau khi mất thân này lại sợ phải đọa vào địa ngục. Tôi có ngàn xấp lụa và nhiều thứ vật báu, có thể vì lập pháp tạo dựng tháp để khiến được sinh về chỗ an lành.

Thế Cao bảo: Tôi từ xa lại để cùng độ, sao chẳng xuất hiện hình?

Thần thưa: Hình hài tôi rất xấu xí khác lạ, mọi người hẳn sợ hãi.

Thế Cao chỉ bảo: Nên xuất hiện mọi người chẳng quái ngại gì.

Thần từ sau sàng lò đầu ra, mới là một con trăn lớn, không biết đuôi nó ngắn dài, đến bên đầu gối Thế Cao. Thế Cao hướng đến nó, nói tiếng Phạn vài lần, bái tán vài lời. Con trăn buồn rơi lệ như mưa, phút chốc ẩn lại.

Thế cao bèn lấy lụa và các vật rồi từ biệt mà đi. Khách thuyền căng buồm, gió thổi nhanh. Con trăn lại xuất hiện thân lên núi mà ngóng nhìn, mọi người đưa tay khoát chào, sau đó mới biệt mất. Trong chốc lác, thuyền đã đến Dự Chương, Thế Cao bèn đem các vật ở Miếu tạo dựng Chùa Đông.

Sau khi Thế Cao đi rồi, thần liền mạng chung. Đến chiều tối có một gã thiếu niên vừa mới đến tức là Thần ở Miếu Cung Đình, đã được thoát kiếp xấu xí. Từ đó, Miếu ấy hết thần và sự linh nghiệm không còn nữa vậy. Sau đó, có người đến trong đầm Sơn Tây có một hình hài con trăn chết, đầu đuôi nó dài đến vài dặm. Ngày nay, ở quận Tầm dương có thôn Rắn.

Thế Cao sau đó lại đến Quảng Châu, tìm người thiếu niên đã giết hại thân mình kiếp trước. Bấy giờ người thiếu niên đó vẫn còn, Thế Cao đi thẳng vào nhà người đó nói lại sự việc ngày trước đền trả và đầu mối duyên xưa.

Vui vẻ cùng nhau, Thế Cao nói rằng: Tôi còn dư báo, nay phải qua cối kê đề đền trả cho xong. Mọi người khách ở Quảng Châu biết được Thế Cao chẳng phải là người phàm, bỗng nhiên hiểu ý, ăn năn lỗi trước, cùng nhau góp sức cúng dường trọng hậu, rồi theo Thế Cao đi đến hướng Đông. Vừa tới Cối Kê, liền vào chợ, gặp lúc trong chợ có người ẩu đả lẫn nhau, đánh lầm vào đầu Thế Cao, tức liền mạng chung.

Mọi người ở Quảng Châu đã từng chứng kiến hai lần Thế Cao đền trả quả báo, bèn tinh cần tu tập Phật Pháp nói đủ mọi sự duyên, mọi người ở xa gần nghe biết, ai ai cũng đều tán thán là Thần dị.

***