Phaùt taâm boà ñeà
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

tinhkhongphapsu.vn

TRUYỆN THẦN TĂNG - TẬP CHÍN - PHẬT ĐỒ TRỪNG

TRUYỆN THẦN TĂNG

Soạn thuật: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thích Tăng Hữu, Đời Lương
 

TẬP CHÍN

PHẬT ĐỒ TRỪNG
 

Phật Đồ Trừng vốn dòng họ Bạch, người xứ Tây Vực, xuất gia từ thuở thiếu thời, trong sạch chân chất chuyên học, tụng Kinh vài trăm vạn lời.

Năm Vĩnh Gia thứ 310, đời Tây Tấn, Phật Đồ Trừng đến Lạc Dương với chí nguyện hoằng dương đại pháp. Đã giỏi trì niệm thần chú lại có tài năng sai sử quỷ vật. Phật Đồ Trừng dùng dầu mè và các chất mỡ béo bôi xoa lòng bàn tay thì mọi sự việc vài ngàn dặm đều thấy suốt trong lòng bàn tay như đang đối diện, và cũng khiến người trong sạch trai tịnh cùng thấy.

Ngài muốn tạo lập Chùa tại Lạc Dương, nhưng gặp lúc Lưu Diệu cướp đánh Lạc Đài. Đế Kinh nhiễu loạn nên chí nguyện lập Chùa của Phật Đồ Trừng không thành tựu, mới tiềm ẩn thân ở đồng quê cỏ nội để nhìn xem sự đời biến đổi.

Bấy giờ, Thạch Lặc đóng binh tại Cát Pha, chuyên lấy việc giết hại để ra oai, các Sa môn bị hại rất nhiều, Đồ Trừng khởi niệm thương xót muôn loài, muốn đem đạo để giáo hóa Thạch Lặc, khi đó liền chống gậy đến trước quân lính.

Đại tướng của Thạch Lặc là Quách Hắc Lược dâng biểu muốn kính phụng pháp, Đồ Trừng bèn thẳng đến nhà Hắc Lược. Hắc Lược liền theo cầu thọ ngũ giới, kính lễ tôn sùng nguyện làm đệ tử. Sau đó, Hắc Lược theo Thạch Lặc đi đánh chiếm trừng phạt, thường dự biết hơn thua.

Thạch Lặc nghi ngờ, hỏi: Quả nhân không biết khanh có mưu trí xuất chúng nào mà mỗi lần hành quân đều biết sự việc cát hung như vậy?

Hắc Lược nói: Tướng quân tư chất trội vượt khác thường nên được sự hổ trợ từ thần võ u linh. Có vị Sa môn biết rõ pháp thuật khác thường bảo rằng tướng quân sẽ lấy được khu hạ và tôn làm thầy. Mọi điều tấu trình trước sau của thần đều do vị ấy nói vậy.

Thạch Lặc mừng bảo: Thật là trời ban.

Bèn mời Phật Đồ Trừng đến hỏi: Phật Đạo có gì linh nghiệm?

Đồ Trừng biết Thạch Lặc không thể thấu hiểu được nghĩa lý sâu mầu, nên chỉ dùng đạo thuật mà giáo hóa.

Nhân đó, bảo: Chỉ đạo tuy xa nhưng cũng có thể lấy việc gần để chứng minh.

Liền lấy cái chén đựng đầy nước, đốt hương chú nguyện vào đó, phút chốc mọc lên một đóa sen xanh, màu sắc sáng rỡ hoa mắt, Thạch Lặc do đó mà tin phục.

Phật đồ Trừng cũng nhân đó mà khuyên can rằng: Phàm là bậc quân vương phải nên dùng đức để hóa trị mọi người thì tứ linh sẽ hiển hiện điềm tốt. Còn lấy chính sách tệ ác, đạo đức tiêu mòn, thì sao chổi sẽ hiện trên Trời, pháp thường hiển hiện, tai họa theo đó mà hoành hành. Đó là lý thường của xưa nay, là giới sáng của Trời người.

Thạch Lặc rất vui mừng với lời răng dạy đó. Phàm mỗi lúc chuẩn bị đánh chiếm nhờ lợi ích đó mà mười phần có được tám, chín phần. Từ đó, người Hồ ở Trung Châu đến nguyện phụng Phật. Có mắc bệnh cố tật, ở đời không ai có khả năng chữa trị. Đồ Trừng vì luyện phương thức chữa trị, đúng thời nên chóng lành mạnh.

Thạch Lặc từ Cát Pha trở lại Hà Bắc đi qua phương đầu.

Đên đó có người muốn phá doanh trại, Đồ Trừng nói cùng Hặc Lược rằng: Chốc nữa sẽ có giặc đến nên báo cho ông biết.

Quả thật như lời Đồ Trừng nói, do có chuẩn bị nên không thất bại. Thạch Lặc muốn thử Phật Đồ Trừng. Đêm đến, đội mũ trụ, mặc áo giáp nắm.

Nhận mà ngồi, sai người đến nói với Đồ Trừng rằng: Từ tối đến giờ không biết đại tướng quân ở đâu.

Kẻ sứ mới đến, chưa kịp mở lời, Đồ Trừng hỏi ngược rằng: Đang bình an không giặc cướp, cớ sao hồi đêm chuẩn bị nghiêm mật vậy?

Thạch Lặc càng thêm kính trọng Đồ Trừng.

Sau, nhân sự tức giận, Thạch Lặc muốn hại các Sa môn và muốn làm khổ Đồ Trừng. Đồ Trừng lánh đến nhà Hắc Lược.

Trước khi đi, dặn các đệ tử: Nếu kẻ sứ của tướng quân đến hỏi ta ở đâu, nên bảo là không biết.

Kẻ sứ đến tìm không thấy Đồ Trừng, bèn trở về báo cùng Thạch Lặc.

Thạch Lặc Kinh hải, nói: Ta có ác ý đối với Thánh nhân, Thánh nhân liền bỏ ta mà đi.

Suốt đêm mà ngủ, nghĩ muốn được thấy Đồ Trừng. Đồ Trừng biết Thạch Lặc có ý hối lỗi, sáng sớm đi đến chỗ Thạch Lặc.

Thạch Lặc hỏi: Hôm qua đi đâu?

Đồ Trừng bảo: Bởi ông có tâm tức giận, nên hôm qua tạm lánh mặt. Nay ông đã đổi ý, nên mới dám lại đây.

Thạch Lặc cười lớn, bảo: Đạo nhân nói lầm rồi.

Hào nước ở thành Tương Quốc, bắt nguồn từ phía Tây Bắc thành cách xa năm dặm nhỏ tròn như hòn đạn ở dưới đền, nên nước ở đó mau hết.

Thạch Lặc hỏi Phật Đồ Trừng: Làm sao để dẫn nước?

Đồ Trừng bảo: Nay nên bảo rồng dẫn.

Thạch Lặc tự là Thế Long nên cho rằng Đồ Trừng giễu cợt mình, đáp: Chính vì rồng không có khả năng dẫn nước nên mới hỏi.

Đồ Trừng bảo: Đó là nói chân thật, đâu phải là đùa giỡn. Nguồn nước suối hẳn có Thần rồng ở đó, qua dùng sắc chỉ cáo cầu, hẳn có thể được nước.

Mới cùng đệ tử là Pháp Thủ… vài người đến trên nguồn suối. Chỗ cũ nguồn đó từ lâu đã khô tao vết nứt như lằn bánh xe. Những người đi theo sinh tâm nghi ngờ sợ nước khó được. Đồ Trừng ngồi trên giường dây đốt hương An Tức, chú nguyện vài trăm lời, ba ngày như thế, nước ứa rỉ ra dòng nhỏ, có một con rồng nhỏ dài khoảng năm, sáu tất, theo nước mà ra.

Các Sa môn đua nhau lại xem nó, Đồ Trừng bảo: rồng có độc tố chở lại gần trên đó.

Trong khoảnh khắc nước lớn tràn đến khắp cả ao hồ đều đầy.

Đồ Trừng nhàn tọa than rằng: Hai ngày nữa sẽ có một tiểu nhân kinh động dưới đây.

Xong Bệ Hiệp người Tương quốc có hai người con đã nhỏ lại kiêu ngạo, khinh chê kẻ tớ là Tiên Tỳ.

Kẻ tớ tức giận tìm dao giết chết người em, bắt người anh vào nhà dùng dao trấn áp: Nếu người vào nhà tu sẽ ra tay.

Bèn nói với Bệ Hiệp rằng: Đưa ta trở về nước, ta sẽ tha sống cho con ngươi, bằng không thì nó sẽ chết.

Ở đó, trong ngoài đều kinh ngạc không ai dám qua xem.

Thạch Lặc tự mình qua xem, nói với Bệ Hiệp rằng: Đưa kẻ tớ trở về, để an toàn tánh mạng con khanh, đó là việc tốt. Cách thức này một khi nghe qua mới là hậu họa, khanh tạm thả khoan tình. Nước thường có chuyện hiến dâng mạng người để lấy kẻ tớ, kẻ tớ giết con mà chết.

Tiên Tỳ Đoàn Ba công kích Thạch Lặc, bọn chúng đông mạnh, Thạch Lặc lo sợ đến hỏi Đồ Trừng, Đồ Trừng bảo: Tiếng linh ở Chùa hôm qua kêu rằng. Sáng sớm mai, giờ ăn sáng sẽ bắt được Đoàn Ba.

Thạch Lặc leo lên thành, trông nhìn quân của Đoàn Ba, chẳng thấy đâu là đầu đuôi, đổi sắc mặt, bảo rằng: Quân lính đi nghiêng đất, há có thể bắt được Đoàn Ba, Đồ Trừng chỉ nói lời an ủi ta thôi.

Lại sai Quỳ An đến hỏi Đồ Trừng, Đồ Trừng bảo: Đã bắt được Đoàn Ba rồi.

Bấy giờ, ở phía Bắc thành phục binh đi ra gặp Đoàn Ba và bắt lấy nó. Đồ Trừng khuyên Thạch Lặc vâng theo, cuối cùng cũng đạt được thành tựu.

Bấy giờ, Lưu Tải đã chết. Em họ của Lưu Tải là Lưu Diệu soán cướp ngôi, xưng là Nguyên Quang Sơ. Năm Quang Sơ thứ tám, Lưu Diệu sai em họ là Trung Sơn Vương Nhạc đem binh công kích Thạch Lặc. Thạch Lặc sai con là Thạch Hổ dẫn binh vừa chạy bộ vừa chống cự lại. Đại chiến ở Lạc tây.

Lưu Nhạc thất bại giữ lấy đất Thạch lương. Thạch Hổ kiên quyết ngăn đón bắt. Đồ Trừng cùng đệ tử từ Chùa Quan đến Chùa Trung.

Mới vào cửa Chùa than rằng: Lưu Nhạc thật đáng thương., đệ tử là Pháp Tộ hỏi nguyên cớ.

Đồ Trừng bảo: Hôm qua, giờ Hợi, Lưu Nhạc đã bị bắt.

Quả thật đúng như lời nói đó.

Năm Quang Sơ thứ 11, Lưu Diệu tự dẫn binh đánh chiếm Lạc Dương. Thạch Lặc muốn tự mình chống cự. Quan liêu tướng tá trong ngoài đều can ngăn. Thạch Lặc đem hỏi Đồ Trừng.

Đồ Trừng bảo: Tiếng linh tướng luân kêu rằng: Tú Chi giúp đỡ bạo ngược không tôi tớ cùng đường bắt kẻ ngốc là đáng. Tú Chi giúp đỡ bạo ngược không ra, tôi tớ cùng đường như Lưu Diệu đâu có ngôi vị, bắt kẻ ngốc đáng bắt. Với lời đó làm cho quân tức mới bắt được Lưu Diệu.

Bấy giờ, Từ Quang nghe Đồ Trừng nói lời ấy, liền khuyên Thạch Lặc thực hành.

Thạch Lặc để con trưởng là Thạch Hoằng lại, cùng với Đồ Trừng trấn tại Tương Quốc, còn tự mình dẫn trung quân vừa chạy bộ vừa chống trả thẳng đến thành Lạc Dương. Hai trận mới giao chiến, quân lính Lưu Diệu chạy tán loạn, ngựa của Lưu Diệu đắm chìm trong nước. Thạch Kham Sinh bắt được Lưu Diệu dâng nạp Thạch Lặc. Bấy giờ, Đồ Trừng dùng vật bôi tha vào tay.

Xem xét vào đó, thấy đại chúng bắt trói một người, dây tơ đỏ bó thắt khủy tay. Nhân đó nói với Thạch Hoằng biết. Ngay thời gian đó là Thạch Kham Sinh bắt đươc Lưu Diệu. Sau khi đã khống chế được Lưu Diệu, Thạch Lặc mới tự xưng Triệu Thiên Vương thực hành việc Hoàng Đế. Đổi lại là Nguyên Kiến Bình. Năm đó là năm thứ Hàm Hòa thứ 330, đời vua Thành Đế. Nhà Đông Tấn.

Từ khi lên ngôi trở về sau, Thạch Lặc càng dốc lòng phụng thờ Đồ Trừng. Đến lúc Thạch Thông phản nghịch.

Năm đó, Đồ Trừng khuyên Thạch Lặc rằng: Năm nay trong rau hành có sâu, ăn hẳn hại người, nên ban lệnh cho bá tánh không nên ăn rau hành.

Thạch Lặc liền ban bảo khắp nơi mọi người cẩn thận chớ ăn dùng rau hành. Đến tháng tám, quả nhiên Thạch Thông bỏ chạy. Thạch Lặc càng thêm tôn trọng. Mỗi lúc có việc gì là hỏi trước sau mới thực hành, tôn xưng Phật Đồ Trừng là đại Hòa Thượng.

Thạch Hổ có người con tên là Thạch Bân. Sau, Thạch Lặc nhận nó làm con. Thạch Lặc mến thương và quý trọng nó.

Bỗng nhiên Thạch Bân mắc bệnh dữ mà chết, qua hai ngày, Thạch Lặc bảo rằng: Trẫm nghe Quắc Thái Tử chết mà biển thước có khả năng cứu sống. Đại Hòa Thượng là thần nhân của nước nhà, có thể ban phước cho.

Đồ Trừng dùng nhành dương để chú nguyện, trong phút chốc liền cử động, khoảng thời gian ngắn được bình phục. Do đó, các trẻ con của Thạch Lặc phần nhiều là được nuôi dưỡng ở tại Chùa. Mỗi năm, đến ngày mồng 8 tháng, Thạch Lặc đích thân tự đến Chùa, vì các con thơ mà phát nguyện làm lễ tắm Phật.

Đến năm Kiến Bình thứ. Trong tháng tư, bầu trời tĩnh lặng không gió mà một chiếc linh trên Tháp bỗng nhiên tự kêu.

Đồ Trừng nói cùng đại chúng: Tiếng linh nhắc nhở: Nội trong năm nay, nước nhà có đại tang.

Qua tháng 7 năm đó, Thạch Lặc băng hà.

Thái Tử Thạch Hoằng tiếp nối ngôi vị. Một thời gian ngắn, Thạch Hổ phế Thạch Hoằng mà tự lập, dời đô đến đất nghiệp xưng là Kiến Vũ. Thạch Hổ dốc lòng phụng sự Phật Đồ Trừng quý trọng như Thạch Lặc.

Lúc Đồ Trừng dừng ở Chùa Trung trong thành nghiệp, sai đệ tử là Pháp Thường đến Tương Quốc ở phương Bắc. Trong khi đó, Pháp Tá cũng là đệ tử của Đồ Trừng từ Tương Quốc trở về, hai người gặp nhau và cùng ở lại đêm tại thành Lương Cơ. Hợp xe cùng nói chuyện trong đêm, bàn đến Hòa Thượng.

Đến sáng sớm, đường ai nấy đi, Pháp Tá đến, vừa mới vào hầu Đồ Trừng, Đồ Trừng quay lại cười, bảo: Hồi đêm, ông cùng Pháp Thường giao xe nói chuyện của thầy các ông ư?

Người xưa có nói: Chẳng gọi là kính, ở chỗ tối tăm mà không sửa đổi. Chẳng gọi là thận trọng, riêng một mình mà không biếng lười. Nơi tối tăm ở riêng một mình là gốc của kính và thận trọng.

Các ông không biết ư?

Pháp Tá ngạc nhiên, hổ thẹn sám hối.

Từ đó, mọi người trong nước mỗi lúc cùng nhau nói chuyện, thường bảo nhau rằng: Chỗ khởi ác tâm, Hòa Thượng đều đó.

Chỗ ở của Đồ Trừng, không ai dám hướng mặt về phía đó khạt nhổ hay đại tiểu tiện.

Bấy giờ, Thái Tử Thạch Thúy có hai người con đang ở tại Tương Quốc, Đồ Trừng nói với Thạch Thúy rằng: Tiểu A Di Tỷ đang bị bệnh, nên sang đón nó.

Thạch Thúy liền vội đưa tin đến xem sao, quả thật là đã mắc bệnh. Quan thái y Ân Đằng và các Đạo Sĩ ngoại quốc tự nói có thể chữa trị.

Đồ Trừng bảo cùng đệ tử là Pháp Nha: Ngay như Thánh nhân có xuất hiện cũng không thể cứu được bệnh ấy, huống gì những người ấy ư.

Sau ba ngày, quả thật nó chết. Thạch Thúy hoang đảng rượu chè sắp mưu làm phản, bảo cùng Nội Thụ rằng: Hòa Thượng có thần thông, ắt sẽ phát hiện được mưu to, sáng mai người lại nên trừ diệt đi.

Đến ngày rằm, Đồ Trừng sắp vào thăm Thạch Hổ, nói cùng đệ tử là Tăng Tuệ rằng: Hôm qua Thiên thần gọi ta và bảo: Sáng mai nếu vào khi trở lại chớ qua người, vì như ta có chỗ qua, người phải dừng tan lại.

Đồ Trừng thường vào, hẳn là qua Thạch Thúy, Thạch Thúy biết Đồ Trừng vào cần phải hầu rất khổ.

Đồ Trừng sắp lên Nam đài, Tăng Tuệ dẫn y, Đồ Trừng bảo: Việc chẳng được dừng, ngồi chưa an nên đứng dậy.

Thạch Thúy cố giữ lại, song, Đồ Trừng không đồng ý, nên có mưu đồ sai lầm.  

Trở về Chùa, Đồ Trừng than rằng: Thái Tử làm loạn, sự việc sắp thành, muốn nói khó nói, muốn nhẫn khó nhẫn. Nhân sự việc ấy, Đồ Trừng khuyên ngăn Thạch Hổ, Thạch Hổ vẫn không hiểu gì. Bỗng dưng sự việc phát ra mới tỏ ngộ được lời Đồ Trừng nói.

Sau, Quách Hắc Lược đem binh chinh phạt giặc Khương ở Bắc Sơn, Trường An, rơi lạc vào trong Đọa Khương địch.

Bấy giờ, Đồ Trừng ngồi tại Đường thượng, đệ tử Pháp Thường đang ở bên cạn, Đồ Trừng tự nhiên thảm thương đổi sắc mặt, bảo: Hắc Lượt bị lọt vào lưới địch.

Bảo Chúng Tăng chú nguyện, chốc lát lại bảo: Nếu tìm hướng Đông Nam mà ra thì sẽ sống, còn các hướng khác thì khốn cùng.

Lại chú nguyện tiếp, khoảng thời ngắn lại bảo: Đã thoát rồi.

Sau hơn một tháng, Quách Hắc Lược trở về, nói: Bị lạc vào vòng vây của Đọa Khương, theo hướng Đông Nam mà chạy.

Trong lúc ngựa mỏi mệt, gặp được một người đứng dưới trướng đưa đổi ngựa cho và bảo: Tướng công cỡi ngựa này, còn tiểu nhân xin cỡi ngựa của tướng công. Cứu giúp hay không cứu giúp hẳn là tùy mạng.

Hắc Lược có được ngựa đó, nên thoát khỏi. Xét ngày giờ lúc ấy chính là Đồ Trừng chú nguyện.

Ngụy Đại Tư Mã Yên Công Thạch Bân, Thạch Hổ cho đến Mục trấn U châu. Bọn hung hăng nhóm tụ, nhân đó phóng túng bạo ngược.

Đồ Trừng khuyên Thạch Hổ rằng: Đêm qua, Thiên thần nói phải nhóm gấp ngựa trở về. Đến mùa thu, đều sẽ bị tan tác.

Thạch Hổ không hiểu lời đó, liền ban lệnh khắp các nơi thâu tóm ngựa đưa về. Mùa thu năm đó, có người dèm pha Thạch Bân đến tai Thạch Hổ. Thạch Hổ liền gọi Thạch Bân đến, đánh ba trăm roi, giết chết mẹ ruột của Thạch Bân vốn dòng họ Tề. Thạch Hổ nắm cung rút tên, tự xem hành phạt Thạch Bân, phạt nhẹ.

Thạch Hổ mới trị tay giết năm trăm người, Đồ Trừng can ngăn rằng: Tâm không thể thao túng, đã chết thì không thể sống. Lễ không đánh giết thương tổn ân từ.

Sao có vị Thiên Tử tự tay hành phạt ư?

Thạch Hổ mới dừng đánh.

Sau, quân Tấn đánh chiếm tràn lan, Hoài Tứ, Lũng Bắc, Ngõa thành đều bị xâm lấn. Ba phương báo gấp, nhân tình nguy hiểm.

Thạch Hổ mới sân giận bảo: Ta phụng Phật mà đến nỗi giặc ngoài xâm lược. Phật không Thần Linh.

Sáng sớm mai, Đồ Trừng vào, Thạch Hổ đem việc đó hỏi Đồ Trừng.

Đồ Trừng nhường nhịn bảo Thạch Hổ rằng: Đại Vương đời trước đã từng làm vị đại thương chủ, thường đến cúng dường ở Chùa Kế Tân trong một đại hội có sáu mươi vị La hán, chính tôi cũng có dự trong hội đó. Bấy giờ có một người đắc đạo nói với tôi vị thượng chủ này sau khi mạng chung sẽ trở lại làm thân gà sau đất vua Tấn.

Ngày nay đại vương làm vua há chẳng là phước ư?

Còn Cương Trường quân cướp là việc thường của nước nhà.

Sao mà lại tức giận phỉ báng Tam Bảo?

Hồi đêm dấy khởi niệm độc ư?

Thạch Hổ mới tin hiểu, quỳ lạy sám tạ.

Thạch Hổ thường hỏi Đồ Trừng: Trong Phật Pháp dạy răn không giết hại, trẫm làm chủ thiên hạ, không hình phạt đánh giết thì chẳng biết lấy gì để gạn lọc nghiêm túc trong bờ cõi.

Đã trái phạm giới sát sinh, tuy có phụng Phật há được phước ư?

Đồ Trừng bảo: Bậc đế vương phụng thờ Phật phải cung kính tâm tùy thuận, hiển dương Tam Bảo, chẳng làm điều bạo ngược không hại người vô tội. Đến như loài hung bạo vô lại, cũng chẳng cải đổi phong hóa. Đối với kẻ có tội không thể không đánh giết, có xấu ác không thể không hình phạt.

Song chỉ đánh giết với kẻ đáng đánh giết, chỉ trừng phạt kẻ đáng trừng phạt. Nếu bạo ngược tự ý giết hại kẻ không tội, tuy có dốc hết của cải phụng sự Phật Pháp cũng không giải nổi ương họa. Xin Bệ Hạ hãy khởi đức từ cùng khắp tất cả, thì Phật Giáo sẽ mãi mãi hưng thạnh và vận phước mới lâu dài.

Thạch Hổ tuy không vâng theo tất cả, nhưng lợi ích cũng được không ít.

Các quan thượng thư của Thạch Hổ như Trương Ly, Trương Lương… nhà cửa giàu có, phụng thờ Phật, mỗi nhà tạo dựng một Tháp lớn.

Đồ Trừng bảo: Phụng thờ Phật là nơi thanh tịnh vô dục, tâm thương xót mọi loài. Đàn việt tuy phụng thờ đại pháp, mà lòng tham chưa dứt, săn bắn vô độ, tích chứa không cùng.

Mới chịu tội của đời hiện tại, sao có thể hy vọng được phước báo ư?

Về sau, Trương Ly… đều bị giết chết.

Bấy giờ, thời hạn hán đã lâu, từ tháng giêng đến tháng sáu, Thạch Hổ sai Thái Tử đến cửa sông Phủ phía Tây Lâm Chương cầu mưa, nhưng mãi vẫn chưa mưa. Thạch Hổ liền cầu thỉnh Đồ Trừng cứu giúp, ngay khi đó có hai con rồng trắng giáng xuống đền, ngày đó mưa lớn khắp nơi, năm đó được mùa. Bọn Rợ Nhung Mạch trước không biết Phật Pháp, nghe Đồ Trừng có thần nghiệm, đường xá xa xôi đều về lễ bái kính phục.

Đồ Trừng thường sai đệ tử đến Tây Vực mua hương, vị đó đã đi rồi, Đồ Trừng nói cùng các đệ tử khác là nhìn ở bàn tay thấy vị đi mua hương… đó bị cướp sắp chết. Nhân đó, đốt hương chú nguyện, từ xa hướng đến cứu độ.

Sau, vị đệ tử đó trở về nói: Ngày đó tháng đó, ở tại chỗ đó, bị giặc cướp, sắp bị giết, bỗng nghe mùi hương phảng phất, tự nhiên bọn giặc kinh hãi bảo lính cứu đã đến, bỏ chạy đi.

Thạch Hổ tu sửa Tháp nhỏ Thừa Lộ Bàn ở Lâm chương, Đồ Trừng bảo: Trong thành Lâm chương xưa có Tháp của Vua A Dục, trong đất có Thừa Lộ Bàn và tượng Phật, phía trên là rừng cây xanh tốt, có thể đào xới để lấy lên.

Bèn vẽ sơ đồ để đưa cho sứ, y theo lời chỉ mà đào lấy, quả thật có được Thừa Lộ Bàn và tượng Phật.

Thạch Hổ mỗi lần muốn đánh phạt nước Yên, Đồ Trừng thường cản ngăn, bảo: Nước Yên chưa hết thời vận khó mà chế phục được.

Thạch Hổ thường hành quân bại trận nhiều lần mới tin lời khuyên răn của Đồ Trừng.

Trong Hoàng hà xưa chẳng có con ba ba, bỗng nhiên có được một con, liền dâng đến Thạch Hổ.

Đồ Trừng thấy thế than rằng: Hoàn ôn nó vào sông chẳng lâu.

Ôn tự là Nguyên Tử, quả đúng như lời nói.

Bấy giờ, tại huyện Ngụy có một người lưu lạc, chẳng biết là dòng họ gì, thường mặt áo cánh vải gai và mang xiêm vải bố ở trong chợ huyện Ngụy xin ăn. Người thời bấy giờ gọi đó là Ma nhu áo cánh vải gai.

Ăn nói trác việt tương trạng như bệnh cuồng xin được các thứ gạo thóc, chẳng chịu ăn mà tung rải tứ phía, gặp đường lớn, bảo: Cho ngựa trời ăn. Triệu Hưng Thái Thú bắt đưa đến Thạch Hổ.

Trước kia, Đồ Trừng nói với Thạch Hổ rằng: Ở phía Đông nước nhà cách hai trăm dặm, vào ngày đó tháng đó, sẽ đưa đến một người phi thường. Chớ giết hại người ấy.

Kỳ hạn giả thật đã đến. Thạch Hổ nói chuyện cùng với người đó rất trùng hợp ý với nhau và vị ấy còn chỉ bảo rằng: Bệ hạ cuối đời sẽ ở dưới cột trụ của điện hạ.

Thạch Hổ không hiểu lời nói đó, bảo mọi người thỉnh Phật Đồ Trừng.

Ma Nhu nói với Phật Đồ Trừng rằng: Ngày xưa trong hội Nguyên Hòa, lâu đến ngày nay, Dậu Tuất thọ huyền mạng, trải qua hết, cuối cùng cũng có kỳ hạn, vàng lìa nơi giàu sang, bên hoang sơ không thể tôn quý, trừ hết dấu vết hoài mong linh nghiệm.

Đồ Trừng bảo: Trời đất cùng vận sao tướng không phải là cây chín cành, nước làm khô không thể dùng làm thuật ư?

Dẫu huyền triết tuy ở đời cũng chẳng thể hiểu. Nhưng nền móng đã sụp đổ từ lâu ở Diêm Phù. Lợi nhiễu, nhiễu lắm hoạn, đi lên lớp mây vũ hội như ở khoảng hư du.

Đồ trừng cùng với Ma Nhu giảng luận cả ngày, không ai có thể hiểu được. Có người nghe trộm, nghe được vài lời như thế, cũng như bàn luận sự việc của vài trăm năm trước.

Thạch Hổ dùng ngựa trạm để đưa Ma Nhu trở về huyện cũ, khi đã ra khỏi ngoài thành, liền từ tạ và nói có thể đi bộ, bảo rằng: Ta có chỗ qua không tiện, đến tại cầu Hiệp khẩu Ma Nhu đã có ở trên cầu, xét về đi bộ của Ma Nhu tợ như bay vậy. Thách Hổ thường ngủ ngày, mộng thấy bày dê mang cá từ Đông Nam lại, lúc tỉnh giấc liền hỏi Đồ Trừng.

Đồ Trừng bảo: Đó là điềm bất tường vậy.

Tiên Tỳ có tại Trung nguyên ư?

Về sau, quả thật dòng họ Mộ Dung cũng đến đó.

Đồ Trừng cùng với Thạch Hổ lên Trung đường, bỗng nhiên Đồ Trừng kinh ngạc bảo: Ở U châu đang có hỏa hoạn.

Liền lấy rượu để rải, giây lát sau người bảo: Đã cứu được rồi.

Thạch Hổ sai người đến U Châu thử nghiệm, trở về bảo: Vào ngày đó lửa ở bốn cửa thành đều bốc cháy từ phía Tây Nam nhưng lại có mây đen kéo lại nhóm mưa dập tắc, trong nước mưa phảng phất như có mùi rượu.

Tháng 7 năm Kiến Vũ thứ một, trong thời Thạch Hổ, Thạch Tuyên, Thạch Thao bày mưu cùng giết hại nhau.

Bấy giờ, Thạch Tuyên đến Chùa, cùng Đồ Trừng ngồi trên Phù Đồ, bỗng nhiên linh kêu lên, Đồ Trừng hỏi Thạch Tuyên: Có hiểu âm thanh của linh nói gì chăng?

Tiếng linh nói: Hồ Trể lạc độ.

Thạch Tuyên đổi sắc mặt nói: Vậy là nói sao?

Đồ Trừng nói lãng rằng: Lão Hồ làm đạo không thể ở núi, không nói quý trọng đem chiếu mỹ phục, há chẳng phải lạc độ ư?

Thạch Thao đến sau, Đồ Trừng nhìn kỹ giây lâu, Thạch Thao sợ bèn hỏi, Đồ Trừng bảo rằng: Quái lạ, ông có máu xấu, nên cũng nhìn kỹ.

Đến tháng tám, Đồ Trừng bảo mười vị đệ tử cùng ăn chay tại thất riêng.

Bấy giờ, Đồ Trừng tạm vào Đông các, Thạch Hổ cùng Hoàng hậu họ Đỗ đến thăm hỏi, Đồ Trừng bảo: Dưới sườn hông có giặc, nội trong mười ngày, từ Tôn Tượng Phật này hướng về phía Tây. Từ chánh điện này hướng về phía Đông sẽ có đổ máu, cẩn trọng chớ đi về hướng Đông.

Hoàng hậu bảo: Hòa Thượng già vậy, nơi nào có giặc?

Đồ Trừng bèn dịch nghĩa, bảo: Chỗ thọ nhận của sáu tình thảy đều là giặc, lão tự đã già, khiến bọn tuổi trẻ chớ mê lầm.

Nhân tiện dùng ngụ ngôn chẳng đáp lại. Sau đó hai ngày, quả thật Thạch Tuyên sai người giết hại Thạch Thao ngay trong Chùa Phật, Thạch Tuyên muốn nhân đó mời Thạch Hổ đến dự tang để mưu đồ đại nghịch. Thạch Hổ vì trước nhờ Đồ Trừng đã khuyên răn nên được thoát khỏi.

Đến lúc sự việc của Thạch Tuyên bại lộ nên bắt được, Đồ Trừng khuyên răn Thạch Hổ: Đã là con của Bệ Hạ, sao lại chồng chất thêm họa?

Bệ Hạ xả bỏ hận thù mà trải lòng từ thì còn có thể sống ngoài sáu mươi tuổi, còn quyết giết Thạch Tuyên, thì nó sẽ làm sao chổi xuống quét sạch nghiệp cung vậy.

Thạch Hổ chẳng vâng theo, dùng dùi sắt đâm xuyên cổ Thạch Tuyên, chất củi, khiên để lên trên mà thiêu đốt, bắt các quan thuộc của Thạch Tuyên hơn ba trăm người, đều cắt xé phân chia ném xuống sông Chương. Đồ Trừng bảo đệ tử dẹp bỏ trai pháp tại thất riêng.

Sau, hơn một tháng, có một con yêu mã lông tóc đuôi đều có tướng trang bị thiêu cháy, chạy vào cửa Trung Dương ra cửa Hiển Dương, Đông Thủ Đông Cung đều không được vào, chạy theo hướng Đông Bắc, bỗng chốc không thấy nữa.

Đồ Trừng nghe thế, than rằng: Tai họa ấy đã đến rồi.

Đến tháng 11, Thạch Hổ thết đãi quần thần trước điện Đại Vũ, Đồ Trừng ngâm rằng: Điện ư. Điện ư. Cây gai thành rừng, sắp hoại áo người.

Thạch Hổ lật đá dưới điện để xem, quả thật có gai có mọc.

Đồ Trừng trở về Chùa, nhìn tượng Phật tự bảo: Buồn hận không được trang nghiêm.

Nói riêng một mình rằng: Được ba năm ư?

Tự đáp: Chẳng đước. Chẳng đước.

Lại nói: Được hai năm ư?

Một năm, trăm ngày, một tháng ư?

Rồi tự đáp không được. Và không nói nữa, trở lại phòng, nói cùng đệ tử Pháp Tợ rằng: Năm Mậu Thân, họa loạn sắp dấy khởi, năm Kỷ Dậu, họ Thạch sẽ bị diệt mất. Ta nên đi trước lúc họa loạn chưa đến.

Bèn sai người đến từ biệt Thạch Hổ rằng: Vật lý hẳn đổi đời, thân mạng khó bảo toàn, thân mang đạo soi sáng đổi thay thời kỳ ra đi đã đến. Đã mang đội ơn sâu nặng nên ngược lại tạ từ ngưỡng mong xét biết.

Thạch Hổ buồn thương bảo: Nghe Hoàng Thượng có bệnh, mới vội bảo người đến cáo chung.

Liền tự ra Chùa cung an ủi thăm hỏi, Đồ Trừng nói cùng Thách Hổ: Vào ra sinh tử là việc thường của đạo vậy. Tu phận ngắn đã định, chẳng phải chỗ có thể kéo dài ra. Phàm đạo trọng ở hạnh được chu toàn, khách quý ở điều không biếng nhác. Nếu hạnh nghiệp tiếc tháo không khuyết thiếu thì tuy mất mà vẫn như còn.

Trái lại mà được lâu dài thì đó chẳng phải điều ước nguyện. Nay đây ý thật chưa cùng tận, vì nước nhà tâm còn Phật lý, phụng pháp không luận tiếc, tạo lập Chùa Miếu phùng kính phô hiển nghiêm lệ. Xứng với đức đó vậy nên hưởng phước chỉ.

Còn bổ chánh mãnh liệt, xử hình thì lạm, phô bày trái với thánh điển, đen tối ngược với giới pháp, nếu chẳng từ răng thay đổi lo nghĩ ân tuệ cùng với muôn dân thì vận nước sẽ lâu dài và kẻ Tăng người tục đều mừng tri ân. Đến lúc mạng tận nhắm mắt lìa đời, không để lại ân hận.

Thạch Hổ buồn khóc nghẹn ngào, biết rằng Đồ Trừng sẽ viên tịch. Liền đục đá xây dựng mộ phần, đến tháng 12 ngày mồng 8, Đồ Trừng viên tịch tại Chùa Nghiệp cung, hưởng thọ 117 tuổi.

Năm đó nhằm năm Vĩnh Hòa thứ 38, đời vua Mục Đế, nhà Đông Tấn. Tất cả quan dân sĩ thứ buồn thương khóc thảm thiết khắp nước. Lễ hạ quan an táng tại Tử mạch phía Tây Lâm chương, tức chỗ mà Thạch Hổ đã tạo lập phần mộ.

Bổng chốc Lương độc tác loạn, năm sau Thạch Hổ băng hà. Nhiễn Mẫn soán diệt dòng họ Thạch đều hết.

Mẫn thưa nhỏ tự là gai nô, trước kia Đồ Trừng nói: Cỏ gai thành rừng cũng chính là đó.

Bên cạnh vú trái của Đồ Trừng từ trước có một lỗ hổng chu vi khoảng năm, sáu phân suốt thông trong ruột. Có lúc ruột già từ trong ra, hoặc dùng bông bít lỗ lại, đến tối đọc sách liền gỡ bông ra thì đó là một cái thất rỗng sáng.

Đến ngày trai thì đến bên nước dẫn ruột già ra tẩy rửa, xong rồi đặt trở lại bên trong. Đồ Trừng thân cao tám thước, dáng dấp rất đẹp, giỏi hiểu Kinh sâu, bên cạnh đó, tinh thông thế luận. Hằng ngày giảng nói nêu bày chính tông, khiến lời văn trước sau tỏ rõ dễ hiểu.

Lại thêm, lòng từ rải khắp quần sinh, cứu giúp nguy khổ. Đương thời, Thạch Lặc, Thạch Hổ hai người hung tàn, bạo ngược, ác hại phi đạo. Nếu không cùng thời có Phật Đồ Trừng thì ai có thể khuyên răn. Chỉ vì trăm họ đôi bên, hằng ngày giao tiếp mà không ai hay biết.

Các vị Phật Điều, Tu bồ đề… vài mươi danh Tăng xuất phát từ Thiên Trúc, Khương Cư, chẳng xa vài dặm đường, lội bộ vượt qua Lưu Sa tìm đến Đồ Trừng để lãnh thọ giáo huấn. Thích Đạo An ở Phiền miện, Trúc Pháp Nhã ở Trung sơn đều băng sông vượt ải, đến nghe Đồ Trừng giảng đạo. Và thảy đều diệu đạt tinh lý nghiên cứu suốt cùng áo nghĩa.

Phật Đồ Trừng tự nói: Từ chỗ sinh ra cách đất nghiệp hơn chín dặm, bỏ nhà vào đạo một trăm lẻ chín năm. Rượu chưa từng dính răng, quá giờ ngọ không ăn, trái giới không hưởng, vô dục vô cầu. Những người thọ học tìm theo thường có vài trăm trước sau khoảng chừng một vạn. Trải qua các châu huyện dựng lập Chùa Phật có tám trăm mười ba ngôi. Sự thạnh hành của việc hoằng pháp từ trước chưa ai bằng Đồ Trừng.

Khi Đồ Trừng mới viên tịch, Thạch Hổ đem tích trượng và bình bát của Đồ Trừng liệm theo trong quan. Sau, Nhiễm Mẫn soán ngôi, khai quật mộ phần mở quan ra chỉ thấy bình bát và tích trượng chứ không có thi thể.

Có thuyết nói rằng: Tháng mà Phật Đồ Trừng viên tịch, có người thấy Đồ Trừng ở Lưu Sa, Thạch Hổ nghi Đồ Trừng chẳng viên tịch, nhân đó phá mộ mở quan để xem thì chỉ thấy một viên đá.

Thạch Hổ bảo: Đá tức là trẫm vậy. Đồ Trừng vùi chôn ta mà đi. Sau đó không lâu, Thạch Hổ qua đời.

Sau nữa Mộ Dung Tuyển đến Nghiệp đô, xử Thạch Hổ tại trong cung, bỗng thấy Thạch Hổ cắn vào cánh tay, ý cho rằng Thạch Hổ là quý trọng, mới rộng tìm thấy thi thể của Thạch Hổ ở Đông minh quán, đào bới được thây chết khô cũng chẳng hủy rã, Tuyển Nhẩm đạp lên thây chết, mắng chửi rằng: Mày đã chết sao dám khủng bố Thiên Tử đang sống?

Ngươi làm thành cung điện mà bị con ngươi bày mưu phá hại, huống hồ người khác ư?

Mộ Dung Tuyển đánh roi hủy nhục rồi ném sông Chương, thây xác bắn vào trụ cầu không trôi đi. Tướng nhà Trần là Vương Mãnh mới lượm nhặt mà chôn cất. Đó là điều mà trước kia Ma Nhu đã nói là dưới một cột trụ của điện hạ là vậy.

Sau, Tần Phú Kiên Chinh phạt đất Nghiệp, con của Mộ Dung Tuyển làm đại tướng của Phú kiên xây thành Thần Hổ chấp thật chiêm nghiệm trước mộng về Thạch Hổ.

***